Giá quặng sắt "bốc hơi" 10% trong ngày 9/3, giá thép các loại cũng sụt mạnh
Giá quặng sắt Trung Quốc ngày 9/3 giảm mạnh 10% do thành phố Đường Sơn - thủ phủ ngành thép của Trung Quốc - buộc phải hạn chế sản xuất để chống ô nhiễm môi trường.
- 05-03-2021Giá quặng sắt có dấu hiệu đã qua "đỉnh" và bắt đầu đi xuống theo giá thép
- 02-03-2021Tại sao giá quặng sắt liên tục tăng cao?
- 10-02-2021Giá quặng sắt tăng mạnh, xu hướng thời gian tới thế nào?
Kết thúc phiên hôm nay, quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn Đại Liên ở mức 1.031,5 CNY (157,98 USD)/tấn; trước đó chỉ vài giờ có lúc giá giảm 10% xuống 1.031 CNY, thấp nhất kể từ ngày 9/2.
Trên sàn Singapore, quặng sắt hôm nay cũng giảm 7% xuống 155,65 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 9/2.
Giá thép hôm nay cũng giảm theo giá quặng sắt. Theo đó, thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải giảm 3,9% so với hôm qua, thép cuộn cán nóng giảm 3,1%, còn thép không gỉ giảm 2,7%.
Thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc (miền bắc Trung Quốc) chiếm 1/4 sản lượng thép của Trung Quốc. Với sự phát triển của ngành công nghiệp gây ô nhiễm này, Đường Sơn thỉnh thoảng lại đưa ra cảnh báo về mức độ ô nhiễm đến độ các nhà máy như thép phải hạn chế công suất sản xuất.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá thép ở Trung Quốc liên tục tăng mạnh, thúc đẩy nhu cầu quặng sắt. Tuy nhiên, những sự kiện như vụ Đường Sơn này gây áp lực giảm giá cho nguyên liệu chính trong sản xuất thép này, "ít nhất là về mặt tâm lý ở thời điểm hiện tại", Richard Lu, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn CRU cho biết. Bắc Kinh.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu vào cảng biển Trung Quốc phiên 8/3 vẫn ở sát mức cao nhất 8 năm, là 176 USD/tấn (tuần trước đạt 179,5 USD/tấn, cao nhất kể từ 2012).
Ông Lu cho biết: "Thị trường biến động mạnh" khi kỳ vọng về nhu cầu thép mạnh mẽ trong các tháng mùa xuân (tháng 4 và tháng 5) nhưng lại lo ngại về việc tiêu thụ quặng sắt giảm do Đường Sơn hạn chế hoạt động sản xuất thép".
Sản lượng thép hàng tháng của Trung Quốc
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới đã nhập khẩu 181,5 triệu tấn quặng sắt trong tháng 1 và tháng 2, tăng so với mức 176,6 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái, đúng như dự đoán của giới phân tích. Dữ liệu theo dõi tàu của Refinitiv cho thấy lượng hàng đến từ Australia và Brazil tăng 11% lên 164 triệu tấn.
Zhuo Guiqiu, nhà phân tích của Jinrui Capital, cho biết: "Vẫn chưa rõ việc cắt giảm sản lượng sẽ được thực hiện như thế nào", song "Nếu sản lượng thép thô thực sự bị hạn chế ... và tính đến thép phế thì nhu cầu quặng sắt trong cả năm có thể giảm."
Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu thép phế liệu cao cấp trong năm nay theo tiêu chuẩn quốc gia mới, trong khi các nhà sản xuất thép lớn trong nước đang phát triển các doanh nghiệp tái chế phế liệu kim loại.
Trong hai tháng đầu năm, Trung Quốc đã xuất khẩu 10,14 triệu tấn các sản phẩm thép, tăng 30% so với năm 2020, theo số liệu của Hải quan nước này. Nhập khẩu các sản phẩm thép vào nước này tăng 17,4% lên 2,4 triệu tấn.
Tham khảo: Refinitiv