Gia tăng trẻ mắc hội chứng TIC do nghiện xem điện thoại: Cha mẹ nắm rõ triệu chứng nếu không muốn trẻ bị ám ảnh thần kinh đến khi trưởng thành
TIC là chứng bệnh lạ, rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến. Thế nhưng, trong những năm gần đây, nhất là thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra thì số lượng trẻ mắc, thậm chí phải nhập viện điều trị lại gia tăng nhanh chóng.
- 08-02-202340 tuổi đã mắc ung thư gan: Rất bất ngờ vì không có triệu chứng gì ngoài đau bụng
- 08-02-2023Tranh cãi cũ ‘đào lại’: LỰA CHỌN và NỖ LỰC - cái nào quan trọng hơn? Câu trả lời giúp bạn tiết kiệm 10 năm phấn đấu
- 08-02-2023Vợ chồng tranh cãi, đàn ông thông minh sẽ im lặng và bỏ đi còn đàn ông tốt lại làm điều này, chồng bạn thuộc tuýp nào?
- 08-02-2023Những món Việt Nam tưởng sẽ khiến du khách nước ngoài khó ăn, nhưng vẫn có người ăn ngon lành và dành nhiều lời khen
- 08-02-20233 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời
Theo Bộ Y tế, TIC (Tic Disoder) là những rối loạn khiến trẻ lặp đi lặp lại hành động không chủ ý, không kiểm soát được được hành động của các cơ trên cơ thể như: lắc đầu; chớp, giật mắt; càu nhàu, khụt khịt mũi hoặc hắng giọng.
Rối loạn TIC thường bắt đầu từ thời thơ ấu, biểu hiện lần đầu khi trẻ khoảng 5 tuổi, rối loạn phổ biến ở nam hơn nữ. Nhiều trường hợp rối loạn TIC chỉ là tạm thời và qua đi trong vòng một năm. Tuy nhiên, một số người trải qua cảm giác rung giật phát triển thành rối loạn mạn tính.
Nguyên nhân mắc hội chứng TIC có thể do trẻ xem điện thoại, tivi quá nhiều
Theo chuyên gia y tế, hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này; thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.
Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Có 2 loại TIC chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau gồm: TIC đơn giản liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh đơn giản và TIC phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ.
Triệu chứng cụ thể:
- TIC âm thanh đơn giản: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét…
- TIC vận động đơn giản: Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.
- TIC âm thanh phức tạp: Nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh.
- TIC vận động phức tạp: Hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…
Nhìn chung, nếu không được điều trị, kiểm soát sớm, TIC có thể gây ra các triệu chứng nặng hơn như rối loạn lo lắng, phấn khích, tức giận và mệt mỏi, dễ cáu gắt khi thời tiết khắc nghiệt...
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phố Wall (Mỹ) cũng cho hay, các cô gái tuổi vị thành niên ở nước này đi khám bác sĩ phàn nàn về những cơn giật, chẳng hạn như cử động giật, phát ra lời nói lặp lại tăng gấp 10 lần so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Chẳng hạn, kể từ tháng 3/2020, Bệnh viện Nhi đồng Texas (Mỹ) báo cáo đã gặp khoảng 60 trường hợp, trong khi trước đó mỗi năm chỉ có khoảng 1-2 trường hợp. Tại Trung tâm Tourette của Đại học Johns Hopkins ở Baltimore Mỹ ghi nhận 10-20% bệnh nhi đã mô tả các hành vi giống như TIC khởi phát cấp tính, tăng từ 2-3% một năm trước đại dịch. Điểm chung của các trường hợp này là trẻ em đều thường xuyên sử dụng điện thoại, có niềm đam mê với ứng dụng TikTok.
Khi trẻ có những rối loạn về hành vi, âm thanh,...cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây rối loạn TIC. Tuy nhiên, một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây ra hội chứng này. Ví dụ, các chất gây dị ứng, hóa chất trong sản phẩm làm sạch; thậm chí do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử. Cũng có nghiên cứu cho rằng, rối loạn TIC do di truyền, do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. Hội chứng TIC cũng có thể do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng, thoái hóa thần kinh, tế bào gai thần kinh và nhũn não…
Theo BS.Nguyễn Thị Thùy Vân- Khoa Nhiễm thần kinh (BV Nhi Đồng 1), thông thường khi cha mẹ nghe con bị rối loạn TIC thì rất bất ngờ do chưa từng nghe. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến cha mẹ dễ bị stress. Trẻ mắc rối loạn TIC thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều.
Cũng theo BS.Vân, khi công nghệ chưa phát triển, bệnh này đã được lịch sử y khoa ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, với những trẻ mắc TIC khi được khuyên từ bỏ chơi game, xem tivi… thì bệnh được cải thiện khá tốt. Bên cạnh đó, trẻ bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ và liệu pháp tâm lý. Còn với trẻ bị nặng phải dùng thuốc đặc trị nên cha mẹ cần phải kiên trì phối hợp với bác sĩ trong điều trị.
Thể thao & Văn hóa