Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nuôi trồng thủy sản gặp khó
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại đã làm các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên gặp khó.
- 14-10-2022Lô bưởi Việt Nam đầu tiên sắp xuất khẩu sang Mỹ
- 14-10-2022Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nuôi trồng thủy sản gặp khó
- 14-10-2022Vụ 'đòi lại mã vùng trồng sầu riêng': Sẽ thu hồi mã vùng nếu có tranh chấp
Gia đình bà Huỳnh Thị Tròn ở phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên có 6 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi ngày cần 1 tấn thức ăn. Giá mua khoảng 40.000 đồng/bao như hiện nay, mỗi tháng gia đình bà phải tốn 60 triệu đồng mua thức ăn, tăng từ 15 - 30 triệu đồng mỗi tháng so với năm ngoái. Bà Huỳnh Thị Tròn, Phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa than phiền, tình trạng này kéo dài người chăn nuôi đang gặp khó.
“Hồi kia chi phí giá thức ăn chỉ có 60 triệu đồng, giờ phải tăng lên tới 80 triệu đồng, khi mình thu bán được 90 triệu hay 100 đồng nhưng đa số it lắm mà phần nhiều là thu lại từ 50 đến 70 triệu đồng” - bà Huỳnh Thị Tròn chia sẻ.
Doanh nghiệp tư nhân thủy sản Năm Rùm ở thị xã Đông Hòa có 18 hồ nuôi tôm, hàng tháng cần khoảng 3,5 tấn thức ăn viên. Tôm thẻ chân trắng hiện không có thức ăn thay thế. Tôm càng lớn, lượng thức ăn càng nhiều (100% thức ăn công nghiệp). Chi phí nuôi trồng vì thế cũng tăng mạnh.
Bà Huỳnh Thị Năm, Chủ Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Năm Rùm cho biết: "Bây giờ người nuôi khổ lắm, không có lợi nhuận. Bây giờ thức ăn, thuốc, giống cái gì cũng tăng giá".
Trước tình hình giá thức ăn tăng cao, người nuôi thủy sản tỉnh Phú Yên phải giảm diện tích và mật độ nuôi, thay đổi phương thức chăm sóc nhằm duy trì nguồn thủy sản thương phẩm và nguyên liệu chế biến. Bè cá của anh Nguyễn Đức Nghĩa ở Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa đang thả nuôi khoảng 2 ngàn con cá các loại. Thay vì nuôi một loại thủy sản, anh Nghĩa giảm bớt số lượng cá, nuôi thêm tôm hùm và một số loại cá có giá trị thấp hơn để tiết giảm chi phí thức ăn.
Anh Nguyễn Đức Nghĩa ở xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa chia sẻ: “Từ tháng thứ 3 thì người nuôi phải quan sát các hoạt động tôm nuôi, có biện pháp cho ăn, biện pháp phòng bệnh tốt nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi”.
Theo Tổng cục Thủy sản, từ giữa năm 2020, giá nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi tăng liên tục và chưa thấy dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là nguyên liệu sản xuất thức ăn như: bột cá, ngũ cốc, đậu tương, phụ gia, khô dầu… chủ yếu phải nhập khẩu, chiếm 70-80%; Chi phí vận chuyển cũng tăng mạnh nên các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản không thể giảm giá./.
VOV