Giá thuê đất công nghiệp ở TP.HCM tiếp tục lập đỉnh mới
Nếu như mức giá thuê đất công nghiệp TP.HCM ở quý III/2022 vượt ngưỡng 200 USD/m2/chu kỳ thuê thì đến cuối năm mức giá này đã lên đến 300 USD/m2/chu kỳ thuê, cao nhất khu vực phía Nam.
- 16-02-2023Bộ Xây dựng nêu kinh nghiệm điều tiết thị trường bất động sản của Trung Quốc
- 16-02-2023Thị trường căn hộ Tp.HCM diễn biến “trái chiều”
- 16-02-2023Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung mới thấp nhất 8 năm qua, giá sơ cấp cao hơn thứ cấp 42%
Báo cáo của CBRE Việt Nam cho thấy, bất động sản công nghiệp là điểm sáng của thị trường bất động sản trong năm 2022. Thị trường chứng kiến sự quan tâm liên tục từ các nhà sản xuất toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực điện tử và năng lượng. Một số tên tuổi lớn như Apple, Quanta, Samsung và LG, với những khoản đầu tư lên tới hàng tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới.
Tại miền Nam, giá thuê đất bình quân tăng 8-13% theo năm và đạt 166 USD/m2/chu kỳ thuê còn lại vào cuối năm 2022, cao hơn khoảng 38% so với mức trung bình của khu vực miền Bắc. Giá thuê có thể hơn 280-300 USD/m2/chu kỳ thuê tại các vị trí đắc địa tại TP.HCM, Bình Dương và Long An.
Tương tự, báo cáo của Savills Việt Nam cũng cho biết, đến cuối năm 2022, giá thuê trần (cao nhất) đất công nghiệp tại TP.HCM chạm mức 300 USD/m2/chu kỳ thuê và tỷ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối. Tại vùng lân cận như Long An và Bình Dương, giá thuê đất công nghiệp đã lên đến gần 180 USD/m2/chu kỳ thuê và nguồn cung có sẵn không quá nhiều. Đà tăng giá thuê đất tại các thủ phủ công nghiệp phía Nam kéo dài trong nhiều năm qua và liên tục lập đỉnh mới.
Giá thuê đất công nghiệp ở TP.HCM lên đến 300 USD/m2, cao nhất khu vực phía Nam. Ảnh: Vũ Phạm
Ngoài quỹ đất ngày càng hạn hẹp, một yếu tố thúc đẩy giá thuê đất công nghiệp phía Nam tăng chính là hạ tầng giao thông đang được cải thiện và phát triển để kết nối liên vùng tốt hơn. Cụ thể là cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận (hoàn thành năm 2022) và các dự án trong tương lai như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (dự kiến hoàn thành vào năm 2023), cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ - Bạc Liêu (dự kiến hoàn thành vào năm 2023), cầu Nhơn Trạch (dự kiến hoàn thành vào năm 2025)…
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Chính quyền địa phương của Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc để bàn thảo các hoạt động hợp tác vì lợi ích của cả hai bên.
Mặc dù sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện đã giảm bớt phần lớn, các công ty vẫn đang tìm cách đa dạng hóa rủi ro bằng cách tìm thêm nguồn cung ứng và địa điểm sản xuất. Gần đây, nhà sản xuất xe điện Trung Quốc (EV) BYD Auto Co có kế hoạch xây dựng một nhà máy tại Việt Nam để sản xuất phụ tùng ô tô nhằm giảm sự phụ thuộc của công ty vào Trung Quốc và tăng thêm chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á như một phần của chiến lược mở rộng toàn cầu.
Về triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp trong 2 năm tới, bà Thanh Phạm, Phó Giám đốc, Phòng Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam cho rằng, giá thuê đất khu vực phía Nam dự kiến sẽ tăng 7-10%/năm đối với các thị trường cấp TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An và 5-7%/năm đối với thị trường Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. Trong khi đó, nguồn cung nhà xưởng và nhà kho mới được xây dựng sẵn phong phú sẽ gây áp lực lên giá thuê. Giá thuê trung bình của các nhà xưởng, nhà kho xây sẵn đã ở mức cao nhất và dự kiến sẽ đi ngang trong giai đoạn 2023-2024.
Trong bối cảnh giá đất công nghiệp tại các thủ phủ công nghiệp tăng cao, nhà đầu tư sẽ hướng tới những vị trí xa với mức giá hợp lý hơn như Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ. Đồng thời, các khu công nghiệp cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, nhất là các yếu tố về môi trường và phát triển bền vững.
Nhà đầu tư