Gia tộc quyền lực đứng sau vị chủ tịch đang làm chao đảo giới bóng đá châu Âu: Được coi là "hoàng gia nước Ý", hưng thịnh suốt 5 thế hệ nhưng phải chịu lời nguyền thừa kế bí ẩn
Nắm trong tay một loạt thương hiệu nổi tiếng như Juventus, Ferrari, Maserati, Fiat,... quyền lực của gia tộc Agnelli còn mạnh hơn người ta tưởng rất nhiều.
- 20-04-2021Chuyện dạy con của các tỷ phú đô la Việt: Cha mẹ là doanh nhân có tiếng, con cái muốn thành công vẫn phải “làm từ nhỏ mà lên”
- 20-04-2021Jonathan Hạnh Nguyễn: Ông bố tỷ phú bên ngoài nhiều tiền, bên trong có trái tim ấm áp khiến ai cũng tan chảy
- 19-04-2021Tỷ phú Mark Cuban tiết lộ điều giúp ông thành công: Có 1 cái miệng nhưng có tới 2 cái tai
Suốt tuần qua, giới bóng đá châu Âu gần như chao đảo trước thông tin về European Super League - một giải đấu hoàn toàn mới được thành lập bởi 12 CLB hàng đầu châu Âu.
Dự án này được cho là sẽ tạo ra nhiều trận đấu đỉnh cao, cũng như mang lại nguồn lợi kinh tế cho CLB vốn hứng chịu nhiều tổn thất vì Covid-19. Tuy nhiên, các tổ chức như FIFA và UEFA, cũng như người hâm mộ, lo ngại rằng nó sẽ phá vỡ tính truyền thống và sự cạnh tranh lành mạnh trong bóng đá.
European Super League không phải là một quyết định nhất thời, mà đã được nhen nhóm từ khá lâu. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là Andrea Agnelli – Chủ tịch CLB Juventus. Ông là thành viên trong gia tộc Agnelli – một trong những gia tộc quyền lực được mệnh danh là "Hoàng gia nước Ý".
Andrea Agnelli - Chủ tịch CLB bóng đá Juventus
Sự khởi đầu của gia tộc được mệnh danh là "hoàng gia nước Ý"
CLB bóng đá Juventus hay hãng xe hơi Fiat nổi tiếng không phải là thứ duy nhất mà nhà Agnelli sở hữu suốt gần 1 thế kỷ qua.
Gia tộc này còn trực tiếp quản lý Ngân hàng Di động São Paulo của Ý trị giá ít nhất 226 tỷ Euro, tham gia cổ phần của Ngân hàng Liên minh Ý, Ngân hàng Rome và Ngân hàng Lao động. Họ cũng kiểm soát Zhongli Insurance - 1 trong 4 công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, nắm trong tay cổ phần của Deutsche Bank và Allianz Insurance.
Gia tộc Agnelli cũng tham gia vào lĩnh vực truyền thông, sở hữu The Evening Post - tờ báo lớn nhất nước Ý - và La Stampa. Năm 2015, họ mua lại 50% cổ phần của tờ The Economist với giá hơn 500 triệu USD.
Ngoài ra, dây chuyền sản xuất ô tô và máy bay Koma cũng là tài sản của gia tộc Agnelli. Dây chuyền này cung cấp các hệ thống tự động hóa công nghiệp và dịch vụ bảo trì toàn diện cho nhiều ngành như máy bay và ô tô. Cứ 3 chiếc xe trên thế giới thì có 1 chiếc đến từ dây chuyền sản xuất Koma.
Người đặt nền móng đầu tiên cho sự hưng thịnh của gia tộc này là Giovanni Agnelli. Khi Fiat được thành lập vào năm 1899, ông chỉ là một trong những cổ đông của công ty. Tuy nhiên, nhờ biết nhìn xa trông rộng, Giovanni ngày càng có tiếng nói trong công ty, rồi trở thành Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Giovanni đã giúp Fiat phát triển không ngừng, mở rộng công ty về cả quy mô lẫn lĩnh vực kinh doanh. Nhờ đó, Fiat trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp Italy và cả châu Âu.
CLB Juventus - nơi ngôi sao Cristiano Ronaldo đang đầu quân
Thế hệ thứ hai trong gia tộc quyền lực này là Edoardo Agnelli. Năm 1923, nhà Agnelli chính thức trở thành chủ nhân của CLB bóng đá Juventus. Edoardo được bầu làm Chủ tịch CLB, tạo nền móng vững chắc để Juventus trở thành nhà vô địch Italia lần thứ hai vào năm 1926.
Năm 1929, Fiat đã vươn lên thành tập đoàn công nghiệp lớn thứ ba ở Ý, giúp sản nghiệp nhà Agnelli không ngừng gia tăng. Đang là gương mặt triển vọng của cả gia tộc, Eduardo bất ngờ qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1935. Biến cố này là một đòn đau đớn đối với cả Fiat và gia tộc Agnelli.
Khi gia tộc lâm vào khủng hoảng, ông Giovanni đã chọn đứa cháu trai Gianni làm người thừa kế. Cậu bé có xuất thân quý tộc, với mẹ là công chúa Virginia Bourbon Del Monte vùng Perugia.
Năm 14 tuổi, Gianni đưa cậu bé 14 tuổi sang Mỹ du học để học hỏi thêm. Gianni nhớ lại: "Trước năm 1935, ông nội tôi rất khoan dung và hiền hòa. Nhưng từ năm 1935 trở đi, mọi thứ xoay vần 180 độ, ông trở thành một người vô cùng nghiêm khắc và quyền lực".
Quá trình chấn hưng gia tộc Angelli của người thừa kế đời thứ 3
Hầu hết mọi doanh nghiệp gia đình được truyền qua nhiều thế hệ đều sẽ phải trải qua khủng hoảng không lớn thì nhỏ. Điều này cũng đúng với gia tộc Agnelli.
Sau Thế chiến II, Fiat bị kìm kẹp vì mối quan hệ với Mussolini. Ông nội và mẹ của Gianni lần lượt qua đời, buộc ông phải tiếp quản mớ hỗn độn của gia tộc khi mới ngoài 20 tuổi. Chàng trai trẻ phải thay mặt dòng họ đàm phán với quân Đồng minh và chính phủ lâm thời để giữ quyền kiểm soát Fiat.
Gianni Agnelli - người chấn hưng lại gia tộc quyền lực nước Ý
Biết mình biết người, Gianni không trực tiếp quản lý Fiat mà mời Vittorio Valletta - một "lão tướng" đã đi theo ông nội nhiều năm - đảm nhận vị trí. Ông nói với người thừa kế gia tộc Agnelli: "Hãy tận hưởng thêm vài năm tự do đi, trước khi cậu chính thức tiếp quản công ty".
"Vài năm tự do" ấy hóa ra lại kéo dài đến mãi 2 thập kỷ sau. Mãi đến năm 1966, Gianni mới trở thành Chủ tịch của Fiat - khi đó đã rất lớn mạnh. Chiếc sedan Fiat 500 của họ được dân Ý ưa chuộng vì kích thước nhỏ và giá thành rẻ, qua đó giúp hãng xe này trở lại vị trí thống lĩnh trên thị trường ô tô.
Tuy nhiên, để Fiat có thể vươn ra quốc tế, gia tộc Agnelli có thể bành trướng được như ngày nay, chắc chắn phải dựa vào "bàn tay thép" của Gianni.
Sau khi nhậm chức, Gianni tập trung tìm chiến lược phát triển mới cho Fiat, đồng thời để tâm hơn vào việc đầu tư. Dưới sự điều hành của ông, công ty này từng bước mua lại cổ phần, khống chế các nhãn hiệu như Ferrari, Maserati, Alfa Romeo cùng nhiều công ty ô tô khác để củng cố vị thế của gia tộc mình trong lĩnh vực xe hơi.
Việc Gianni hồi sinh Fiat không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với gia tộc Agnelli, mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của Ý. Bên cạnh đó, dù là lãnh đạo của tập đoàn, ông vẫn cân bằng được mối quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê.
Được biết đến với biệt danh "Vị vua không ngai của Italy", Gianni không chỉ trung hưng gia tộc thành một đế chế thương mại, mà còn trở thành một hình mẫu thời trang cho nam giới đủ mọi lứa tuổi. Ngoài ra, người thừa kế dòng tộc Agnelli còn nổi tiếng là người đào hoa.
Gianni từng hẹn hò với nữ minh tinh người Pháp Danielle Darrieux và Pamela Harriman - con dâu cũ của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Cuối cùng, ông kết hôn với Marella Caracciolo - một tiểu thư quý tộc xứ Naples, sinh được 1 con trai và 1 con gái.
Hãng xe hơi Ferrari cũng thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Agenlli
Lời nguyền của người thừa kế và màn kịch đẫm máu
Trong quá trình trung hưng, gia tộc Agnelli vẫn phải hứng chịu nhiều nỗi bất hạnh bí ẩn. Con trai và cháu trai duy nhất của Gianni lần lượt qua đời, khiến gia tộc này một lần nữa lâm vào khủng hoảng khi không có người kế nhiệm.
Lúc đó, gia tộc Agnelli chỉ cho phép đích tử được kế vị. Tuy nhiên, Edoardo - con trai của Gianni, người được đặt theo tên ông nội - lại sống khá khép kín, thu mình và nhạy cảm. Ông không phải người cứng rắn hay có tham vọng, bị ám ảnh bởi tôn giáo và triết học. Năm 2000, Edoardo tự sát khi chỉ mới 46 tuổi.
Gianni quyết định trao quyền kế vị cho cháu trai Alberto - người có năng lực quản lý xuất sắc, được tập đoàn Fiat hết sức tin tưởng. Thế nhưng, Alberto cũng mất sớm vì bệnh ung thư. Dường như có một lời nguyền chết chóc đã được yểm lên chiếc ghế thừa kế của gia tộc.
Cuối cùng, Gianni phải chuyển quyền thừa kế sang nhánh khác, để cháu ngoại là John Elkan đảm nhận vai trò này. Lapo - em trai của John - cũng giữ vai trò quan trọng tại Fiat, trước khi bị đuổi khỏi tập đoàn này vì bê bối. Lần đầu tiên, di sản của dòng họ Agnelli rơi vào tay ngoại tộc.
Gia phả 5 đời dòng họ Agnelli (trong ảnh thiếu Andrea Agnelli - con trai của Umberto Agnelli với người vợ thứ hai)
Sau khi Gianni mất, em trai ông đã dùng thời gian cuối đời để lèo lái con tàu Fiat. Umberto Agnelli từng Chủ tịch trẻ nhất của Juventus và Hiệp hội Bóng đá Ý. Dưới sự lãnh đạo của ông, CLB Juventus đã giành được 35 danh hiệu. Umberto có 2 con trai là Andrea và Alberto.
Hiện tại, tương lai của gia tộc Agnelli đều đổ dồn vào 2 gương mặt: John Elkann (đời thứ 5) và Andrea Agnelli (đời thứ 4).
John sinh ra tại New York (Mỹ), tốt nghiệp State School Lycée Victor-Duruy (Pháp), sau đó theo học tại ĐH Polytechnic Turin (Ý). Ông sở hữu mối quan hệ rất thân thiết với Gianni, nhờ chia sẻ niềm đam mê với bóng đá, đua xe, chèo thuyền và trượt tuyết.
John Elkann - người thừa kế đời thứ 5 của gia tộc Agnelli
Thậm chí, nhiều người còn đánh giá John giỏi hơn cả ông ngoại mình. Điểm yếu lớn nhất của ông là còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm về đối nội và đối ngoại. Hiện tại, John Elkann đang là Chủ tịch của Stellantis, Exor, Ferrari thuộc quyền sở hữu của gia tộc Agnelli.
So với John, Andrea có một lợi thế: ông là thành viên nam cuối cùng trực tiếp mang cái tên Agnelli. Ông theo học tại ĐH St Clare's (Anh), sau đó làm một vài công ty quốc tế trước khi trở thành Chủ tịch của CLB Juventus.
(Theo Zhihu)