Giá trị 1 bát cơm giữa bác nông dân và ông giám đốc là khác nhau, vì thế, đừng đánh đồng giá trị hạnh phúc với tiền lương và thu nhập
Giữa người thu nhập 500 triệu đồng/tháng với 5 triệu đồng/tháng, ai sẽ hạnh phúc hơn? Câu trả lời lại khó hơn bạn tưởng rất nhiều.
- 29-05-2019Ngủ từ 10 tối và thức dậy sớm lúc 6 giờ sáng trong 100 ngày, tôi nhận ra cả cơ thể, tâm trí, năng lực và sự nghiệp đã thay đổi hoàn toàn khác
- 27-05-2019Người ở độ tuổi nào cũng nên nhớ 9 câu nói này, tuy đơn giản nhưng có sức mạnh thay đổi cả nửa đời sau
- 09-05-2019Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ "Mắt không nhìn - Tai không nghe - Tâm không nghĩ": Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn
Trong thời đại vật chất lên ngôi, các nhu cầu hưởng thụ tăng cao như hiện nay, nhiều người bắt đầu lầm tưởng hạnh phúc sẽ đến cùng với tiền tài. Thế nhưng, chúng ta lại không thể nhìn vào một người có thu nhập 500 triệu đồng/tháng và nói anh ta hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn một người có thu nhập 5 triệu/tháng, hoặc ngược lại.
Theo tiến sĩ Joe Gladstone, giảng viên tại Đại học Cambridge (Anh), dựa trên hai kết quả từ cuộc khảo sát The importance of "cash on hand" to life satisfaction (Tầm quan trọng của tiền mặt với sự thỏa mãn), có quy mô 525 người, và khảo sát Money Buys Happiness (Tiền tài trao đổi hạnh phúc), có quy mô 76.000 người, thì ở mỗi người sẽ có cách cảm nhận hạnh phúc rất khác nhau. Và vì thế, họ cũng sẽ tìm kiếm những điều khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó chứ không chỉ phụ thuộc vào con số thu nhập hay tiền lương của mình.
Với những người thích các hoạt động ngoài trời, được hoạt động thể thao hoặc đi du lịch thường xuyên sẽ giúp họ vui vẻ. Số khác lại có thể ngồi hàng giờ ở nhà, đọc sách, xem phim mà không hề buồn chán. Người thì lại chỉ muốn chơi với thú cưng, hoặc làm từ thiện, giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận ra một điều, không nhất thiết phải bỏ tiền bạc ra, chỉ cần chúng ta dành nhiều thời gian và công sức cho những thứ phù hợp với tính cách, sở thích thì mức độ thỏa mãn tự dưng sẽ cao hơn, và qua đó mức độ hạnh phúc cũng được tăng lên".
Tỷ phú Warren Buffett, Chủ tịch kiêm CEO Công ty Berkshire Hathaway, giải thích về hạnh phúc trong chất lượng cuộc sống của ông chỉ đơn giản là phụ thuộc vào ông, chứ không phải phụ thuộc hay bị ảnh hưởng bởi số tiền mà ông có. "Cuộc sống của tôi đang rất hạnh phúc. Thực tế, nó sẽ tồi tệ hơn nếu tôi có sáu hay tám ngôi nhà. Do vậy, tôi có mọi thứ cần phải có và không cần thêm bất kỳ điều gì vì chúng chẳng tạo ra sự khác biệt nào cả."
Có thể thấy rằng, cuộc sống được ban tặng rất nhiều cảm xúc, có được có mất, có tiếng cười và nước mắt đan xen, nhận cái này thì phải trả giá bằng cái khác, đó đã là quy luật của cuộc đời. Không có niềm vui hay nỗi buồn nào là vĩnh cửu. Vì thế, rất khó định nghĩa "hạnh phúc" chỉ bằng thành công hay thất bại của đời người, lại càng không thể xác minh nó bằng thu nhập và mức lương họ đang có. Tất cả chúng chỉ là một phần của những yếu tố góp phần xây dựng nên cuộc sống mà thôi.
Giữ lòng bình thản, không phàn nàn, không ghen ghét, không hận thù, không buông thả, chúng ta mới có cơ hội tiếp cận tới ý nghĩa của hạnh phúc thực sự thông qua 5 suy nghĩ sau.
1. Giá trị của một bát cơm là gì? Với bác nông dân, đó là kết tinh từ những mầm lúa vất vả vun trồng suốt vụ mùa, là kết quả của quá trình chống chọi với bao khó khăn từ thiên tai, nhân họa. Chính vì thế, đó là giá trị nguyên thủy nhất của sự sống. Nhưng với một nhà doanh nhân, số gạo đó có thể chỉ là một phần nguyên vật liệu để họ tạo ra những giá trị lớn hơn, ví dụ như lên men để ủ rượu, hoặc gói thành bánh chưng...
Một bên là giá trị từ quá trình, một bên là giá trị từ kết quả, đặt trong tình huống và vị thế khác nhau thì giá trị nào cũng có thể thay đổi. Cũng giống như khi chúng ta đã ăn no rồi, thì những món ăn sau đó được mang ra, dù ngon hơn, trình bày đẹp mắt hơn, cũng không còn mang lại cho chúng ta cảm giác hứng thú nữa.
2. Một người sống hồ đồ rất dễ dàng hạnh phúc, một người sống lý trí lại dễ chuốc phiền não vào thân. Đây chính là sự thực mà người thông minh, tỉnh táo thường phải đối mặt vì họ nhìn nhận thực tế quá rõ, phát hiện khó khăn cạm bẫy giăng khắp nơi, từ đó phải không ngừng lo lắng và suy tính thiện hơn.
Ngược lại, những người hồ đồ chỉ sống đơn giản là sống, mặc dù thành tựu không to lớn, nhưng vẫn tìm được niềm vui từ trong chính những điều giản dị.
3. Có những lúc, không phải bạn không hiểu, chỉ là không muốn hiểu; không phải bạn không biết, chỉ là không muốn nói ra mà thôi. Hiểu và biết mà bất lực không thể làm gì thì bạn vẫn phải im lặng. Có những điều chỉ thích hợp để ngầm hiểu trong lòng, cũng như có những việc tốt nhất là không nói ra.
4. Hạnh phúc hay không nằm ở chính mình. Đau buồn tự dựa vào mình, kiên cường cũng tự dựa vào mình, cố gắng cũng tự dựa vào mình, vì không ai trên đời có thể chia sẻ với bạn mãi được. Dựa núi, núi đổ; dựa người, người đi. Chỉ có bản thân tự quý trọng chính mình mới là vững chắc nhất.
5. Không giống thời tuổi trẻ thích xông xáo khắp nơi, chúng ta trưởng thành cùng với sự mài giũa của thực tế, những góc cạnh sắc bén cũng dần trở nên bằng phẳng, nhẵn nhụi hơn. Chúng ta không còn bất bình vì những điều nhỏ nhặt, không tức giận khi bị chơi xấu sau lưng mà học cách bình thản đối mặt với một thái độ ôn hòa. Đôi khi, thanh thản ổn định, tâm không nghĩ thì lòng không phiền, sống đơn giản lại là cách sống vui vẻ và hạnh phúc nhất.