MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá trị cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD

Chỉ tính riêng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng hiện đã vượt qua vốn hóa của hầu hết các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, PVGAS, Sabeco, BIDV, Masan, Vietinbank, Vietjet Air…

Phiên giao dịch 22/8, cổ phiếu VinGroup (VIC) đóng cửa tăng 3.700 đồng (3%) lên 126.100 đồng. Với phiên tăng điểm này, VIC tiếp tục xác lập kỷ lục mới về giá cổ phiếu kể từ khi niêm yết tới nay (tính theo giá điều chỉnh).

Tại mức giá 126.100 đồng/cp, vốn hóa thị trường VinGroup lên tới 421.922 tỷ đồng, tương ứng 18,1 tỷ USD, chiếm 12,5% vốn hóa HoSE và là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, bỏ xa hàng loạt doanh nghiệp xếp sau như Vietcombank (296.710 tỷ đồng), VinHomes (294.422 tỷ đồng), Vinamilk (215.969 tỷ đồng), PVGAS (200.199 tỷ đồng), Sabeco (176.994 tỷ đồng)…

Giá trị cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu VIC từ khi lên sàn chứng khoán tới nay

Giá cổ phiếu VinGroup tăng mạnh cũng đồng nghĩa với tài sản Chủ tịch Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán lập kỷ lục mới. Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ 1,865 tỷ cổ phiếu VIC, tương ứng giá trị xấp xỉ 235.200 tỷ đồng (khoảng 10,1 tỷ USD).

Trong khi đó, theo số liệu của Forbes tại ngày 22/8, tài sản ông Vượng có giá trị 8 tỷ USD và là người giàu thứ 198 trên Thế giới, tăng 41 hạng so với thời điểm đầu năm.

Giá trị cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD - Ảnh 2.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người giàu thứ 198 Thế giới (Forbes)

Chỉ tính riêng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng hiện đã vượt qua vốn hóa của hầu hết các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, PVGAS, Sabeco, BIDV, Masan, Vietinbank, Vietjet Air…

Giá trị cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD - Ảnh 3.

Giá trị cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ lớn hơn hầu hết vốn hóa doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam

Trong 2 năm trở lại đây, Tập đoàn VinGroup của ông Vượng mở rộng mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, công nghệ như sản xuất ô tô, smartphone, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu bộ gen người Việt hay thậm chí là bóng đá. Mới đây nhất, VinGroup tiếp tục thành lập Công ty hàng không Vinpearl Air và mở trường đào tạo phi công, thợ máy với mục tiêu gia nhập thị trường hàng không trong tương lai không xa. Sự kỳ vọng về thành công của "hệ sinh thái" VinGroup là yếu tố quan trọng hỗ trợ đà tăng cổ phiếu VIC.

Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm được công bố, VinGroup ghi nhận doanh thu hợp nhất 51.290 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% nhưng lợi nhuận sau thuế lên tới 3.352 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước.

Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu VIC ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 32%, bỏ xa đà tăng của thị trường chung. Với diễn biến tích cực của VIC và những cổ phiếu liên quan như VHM, VRE, các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam như Dragon Capital, Tundra Vietnam Fund…đều gia tăng tỷ trọng cổ phiếu "họ VinGroup" trong danh mục.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên