Giá vàng lên xuống thất thường, vậy ai đang điều khiển thị trường vàng?
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19, giá vàng trên thế giới và Việt Nam lên xuống thất thường với chênh lệch mua bán có lúc lên tới gần 2 triệu đồng/lượng, đây là rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Ở Việt Nam vàng là hàng hoá kinh doanh có điều kiện. Nhưng ai đang điều khiển thị trường vàng?
- 17-03-2020Giá vàng trong nước sáng 17/3 lao dốc, vẫn đắt hơn 4,5 triệu đồng/lượng so với thế giới
- 17-03-2020ANZ đưa ra dự báo bất ngờ: Giá vàng sẽ lên 2.000 USD/ounce trong vài tháng tới
- 16-03-2020Giá vàng lao dốc tiếp gần 80 USD, xuống 1.450 USD/ounce
-
Khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.
-
Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm
Giá vàng thế giới thời điểm gần đây liên tục biến động, có những thời điểm tăng lên mức kỷ lục 8 năm giao dịch ở mức 1.700 USD/ounce sau đó lại rơi tự do xuống sát mốc 1.500 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng có nhiều biến động theo giá vàng thế giới. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới tới 4 triệu đồng/lượng, cùng với đó chênh lệch mua bán có lúc lên tới 2 triệu đồng là rất rủi ro cho nhà đầu tư.
Ở Việt Nam, kinh doanh vàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nằm trong danh mục quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Mục tiêu phát triển và quản lý hoạt động kinh doanh vàng là hướng tới ổn định. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Trước tình trạng giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có khoảng cách rất xa nhau, nhiều người đặt câu hỏi, ai quyết định giá vàng? Chênh lệch lớn như vậy ai được hưởng lợi?
Giá vàng nằm trong tay những "tay to"
Đứng về mặt luật pháp, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Basico, hiện nay không có quy định nào liên quan tới chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hay chênh lệch giá mua - bán vàng.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Basico
"Vàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không thuộc mặt hàng cần bình ổn giá. Nếu cần can thiệp, cơ quan quản lý có thể sử dụng các biện pháp gián tiếp như bình ổn tâm lý nhà đầu tư, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng không thể quyết định giá vàng. Việc vàng tăng giá gấp 3 hay xuống 1 nửa, chênh lệch ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu của thị trường", ông Đức nói.
Thực tế, thị trường vàng trong nước và thế giới về bản chất là không liên thông với nhau, luôn có độ trễ nhất định. Vì thế có những thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới hàng triệu đồng, nhưng ngược lại cũng có những lúc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới vài triệu đồng.
Theo tìm hiểu, thị trường vàng Việt Nam nằm trong tay những "tay to", tức là các nhà buôn vàng lớn. Hệ thống buôn sỉ vàng trên thị trường rất chằng chịt, liên kết chặt chẽ với nhau. Chính hệ thống này quyết định giá vàng trên thị trường. Một khi giá đã phát đi, lập tức theo chân rết, giá đến các tầng trên rồi lan dần xuống các tầng dưới, đều đặn và không có chuyện phá rào.
Những nhà buôn vàng sỉ xác định giá vàng theo cung cầu và cung cầu dựa chủ yếu vào thông tin. Ví như, các nhà buôn sỉ nắm được thông tin hôm nay ngân hàng cần bán vàng để giải quyết thanh khoản tiền đồng, giá sẽ giảm bởi người mua chủ yếu là các đầu mối bán sỉ tập trung. Tương tự khi mua, ngân hàng phải mua một lượng lớn vàng từ các đầu mối bán sỉ thì giá vàng sẽ lại tăng.
Những nhà buôn vàng lớn không nhất thiết phải có nhiều vốn. Họ đồng thời là những môi giới chuyên nghiệp. Giới kinh doanh vàng ngân hàng không ít thì nhiều đều có quan hệ với các nhà buôn sỉ.
Chênh lệnh giá mua và bán vàng trong nước ngày càng được doãng rộng có thời điểm lên tới 2 triệu đồng/lượng. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, giá vàng chênh từ 300-500 nghìn đồng là hợp lý, còn vượt quá thì rất rủi ro cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và lúc này người được hưởng lợi chỉ có các công ty vàng đứng ở giữa mua - bán.
Độ chênh lệch mua bán đôi khi cũng phụ thuộc vào nhu cầu mua - bán của người dân. Khi nhu cầu mua quá lớn sẽ đẩy giá vàng bán ra tăng cao lên và nhu cầu bán của người dân cao thì đẩy giá mua vào hạ xuống. Nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo khi đầu tư vào vàng ở thời điểm giá vàng lên xuống thất thường như hiện nay.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, theo giới phân tích, vàng vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn trong tình hình thị trường tài chính nhiều bất ổn, diễn biến khó lường khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lan rộng. Theo một dự báo mới đây của Ngân hàng ANZ, giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/ounce vào quý 2/2020.
Nhà đầu tư