Giá vàng thế giới phá mọi kỷ lục, chuyên gia nói "rủi ro rất cao, nên cắt lỗ ngay nếu giá xuống dưới mức này"
Hôm 20/5, giá vàng quốc tế đạt 2.450 USD/ounce, cao chưa từng có trong lịch sử.
- 21-05-2024Sáng 21/5, giá vàng SJC giảm mạnh xuống 90,5 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trơn cũng quay đầu điều chỉnh
- 20-05-2024Cuối ngày, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh
- 20-05-2024Giá vàng SJC, vàng nhẫn trơn tiếp tục tăng chiều 20/5
Theo tờ Bangkok Post (Thái Lan), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại 2.450 USD/ounce vào thứ Hai. "Do xu hướng lạm phát chậm lại ở Mỹ làm tăng sự lạc quan rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, trong khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đang gia tăng", bản tin của tờ này nhận định.
Nhờ giá trị tăng vọt mới, sức hấp dẫn của vàng một lần nữa thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Sau khi dao động gần 2.300 USD/ounce vào đầu tháng này, giá vàng đã tăng lên trong vài ngày qua, tiến đến 2.450 USD/ounce. "Con số này tăng hơn 14% so với mức giá dưới 2.100 USD/ounce mà chúng tôi thấy vào tháng 3 - và là mức cao kỷ lục mới đối với kim loại quý này", CBS News cho hay.
CBS News cũng cho rằng giá vàng tăng là do sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát vẫn ở mức cao và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra. "Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi những điều này và những bất ổn khác, giá đang bị đẩy lên cao hơn do nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi ẩn náu trong sự ổn định lâu đời của vàng", hãng tin CBS nêu nguyên nhân.
Chuyên gia Hua Seng Heng cho biết trong một báo cáo nghiên cứu, được Bangkok Post dẫn lại: "Thị trường trở nên tin tưởng hơn rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay và Trung Quốc đã ban hành các biện pháp kích thích kinh tế nhằm kích thích lĩnh vực bất động sản đang trì trệ bằng cách nới lỏng các quy định thế chấp".
SPDR, quỹ vàng lớn nhất thế giới, đã mua thêm 6,62 tấn vàng vào tuần trước.
Thị trường đang theo dõi chặt chẽ biên bản cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed, dự kiến diễn ra vào thứ Tư (22/5), cùng với những bình luận từ hàng loạt diễn giả của Fed trong tuần này về xu hướng lãi suất và lạm phát. Vàng được biết đến như một công cụ phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không mang lại lợi nhuận.
Trong khi đó, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đang nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư sau khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và ngoại trưởng nước này thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng, theo Hua Seng Heng.
Nhà tư vấn giao dịch vàng lưu ý: "Nhưng đầu tư vào tình hình giá cao là rủi ro vì vậy chúng tôi khuyên nên đầu cơ vào hợp đồng tương lai dài hạn trong ngắn hạn".
Cũng theo Bangkok Post, vàng giao ngay hiện có mức hỗ trợ là 2.380-2.400 USD và mức kháng cự là 2.440-2.460 USD. Các nhà đầu tư nên cắt lỗ nếu giá giảm xuống dưới 2.400 USD.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/5, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 89-91 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.300.000 đồng ở chiều mua và tăng 600.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/5.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 89-90,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.300.000 đồng ở chiều mua và tăng 700.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/5.
Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 89,1-90,7 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.250.000 đồng ở chiều mua và tăng 650.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/5.
Đời sống & pháp luật