Gia vị quen của phở có khả năng chống ung thư dạ dày, tăng tuổi thọ
Hành lá là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là hợp chất allicin, có khả năng ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư.
- 25-10-2023Loại quả “trường thọ” chứa nhiều omega 3 không kém cá hồi, là “thần dược” chống ung thư, giảm đường huyết: Đàn ông nên ăn nhiều
- 25-10-20235 dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo cả loạt bệnh nguy hiểm đang cận kề, từ bệnh gan, đột quỵ tới ung thư
- 24-10-20235 thói quen là “kẻ thù không đội trời chung với tế bào ung thư”, ai cũng có thể làm tốt nếu kiên trì
Dinh dưỡng của hành lá
Thành phần chính trong hành lá là nước. Một cốc hành lá chỉ chứa 32 calo, ít chất béo và không có cholesterol. Nó cũng chứa ít đường và ít carbs hơn các loại rau khác như cà rốt, khoai tây và ngô.
Thành phần dinh dưỡng trong 1 chén hành lá bao gồm: Hàm lượng vitamin K gấp đôi khuyến nghị hàng ngày cho người lớn, giúp đông máu và giúp xương chắc khỏe. Cung cấp 25% nhu cầu vitamin C hàng ngày, một chất chống oxy hóa giúp hạn chế tổn thương các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Cung cấp khoảng 16% nhu cầu folate hàng ngày, một loại vitamin có trong cấu trúc của sợi DNA và đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Ăn hành lá có tác dụng gì?
Hành lá là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Bạn có thể bắt gặp chúng trong hầu hết các món ăn, từ phở, canh, món xào, chiên, cho tới các loại bánh...Song, ít ai biết được rằng, công dụng của hành lá vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Do đó, nếu có ghét vị hành đến đâu thì cũng đừng bao giờ loại chúng ra khỏi thức ăn.
Hành lá giúp ngăn chặn tế bào gây ung thư
Allicin có trong hành lá là chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Khi hấp thụ vào cơ thể, hợp chất này có thể gây mùi hôi nhưng lại hỗ trợ ngăn chặn các tế bào ung thư.
Hành lá làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Nam California (Mỹ) và Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), các loại cây họ hành như tỏi, hành tây, hẹ tây, tỏi tây, hành lá và hẹ chứa hàm lượng flavonoid và organosulfur cao. Ăn hành lá có thể tăng tác dụng kháng khuẩn HP - loại vi khuẩn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Hành lá giúp ức chế sự phát triển của khối u
Bioflavonoid cùng một số hợp chất khác có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u. Theo Huffpost, loại gia vị này có chứa allyl sulfide và bioflavonoid. Người tiêu thụ nhiều hành lá có tỷ lệ mắc bệnh ung thư và bệnh tim thấp hơn nhóm ăn ít.
Hành lá ngăn ngừa nhiễm trùng
Chiết xuất hành, tỏi và họ hàng của chúng từ lâu đã được sử dụng làm thuốc. Chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên một số loại hành cho thấy ở nồng độ đủ cao, một số loại có thể tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn salmonella hoặc E. coli.
Hành lá giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Một nghiên cứu công bố năm 2002 từ Viện Ung thư Quốc gia cho thấy ăn 10 g tỏi, hành tây hoặc hành lá mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu lấy dữ liệu từ hơn 200 nam giới ung thư tuyến tiền liệt và gần 500 nam giới không mắc bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, lợi ích này nhờ vào hàm lượng allium có trong hành lá.
Hành lá giàu chất xơ
Một chén hành lá cắt nhỏ có khoảng 10% chất xơ bạn cần cho cả ngày. Ăn nhiều chất xơ giúp bạn cảm thấy no, giảm mức cholesterol và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường , bệnh tim và các tình trạng khác.
Hành lá có khả năng chống oxy hóa
Các loại rau trong nhóm hành, tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, bao gồm các hóa chất gọi là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại. Chất chống oxy hóa trong hành tây như flavonoid và polyphenol săn lùng các gốc tự do, những chất có thể dẫn đến ung thư, viêm nhiễm và các bệnh liên quan đến tuổi tác. Các chất chống oxy hóa mất đi tác dụng trong quá trình nấu, vì vậy tươi là tốt nhất.
Ăn nhiều hành lá có tốt không?
Hành lá chứa nhiều vitamin K, có tác dụng chống loãng máu. Vì vậy, nếu bạn đang dùng warfarin để ngăn ngừa đột quỵ, đau tim hoặc cục máu đông, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về lượng hành lá nên ăn.
Tỷ lệ mắc hoặc tử vong do viêm gan sau khi ăn hành lá bị ô nhiễm rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn cần rửa sạch hành lá và các loại rau tươi, kể cả đã được đóng gói sẵn trước khi sử dụng.
Lưu ý khi chế biến là hạn chế nấu chín để duy trì các chất dinh dưỡng và tinh dầu trong hành. Mỗi người nên tiêu thụ lượng vừa phải vì nhiều có thể khiến cơ thể, hơi thở nặng mùi.
Ngoài hành lá, nghệ, tỏi, gừng, ớt, tiêu, lá húng quế, lá hương thảo, xạ hương, bạc hà, rau kinh giới cũng có thể hỗ trợ phòng ung thư. Các loại gia vị, thảo mộc này chứa hợp chất kháng viêm, có đặc tính chống oxy hóa. Ngoài ăn uống thực phẩm lành mạnh, vận động thường xuyên, tránh hút thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn... cũng giúp tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư.
Phụ nữ Việt Nam
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần