Giấc mơ được "nhìn thấy ánh sáng" của người dân sống tù túng bên trong "mê cung ổ chuột" từng đông dân nhất hành tinh
Đối với khách du lịch, những dãy nhà cao tầng kết nối với nhau bằng các "mê cung" ngõ hẻm và hành lang ở Hong Kong (Trung Quốc) là 1 cảnh đẹp độc lạ. Thế nhưng chỉ người sống trong khu ổ chuột đó mới thấu hiểu cơn ác mộng mà tổ hợp xây dựng kiến trúc lộn xộn cùng mật độ dân cư đông đúc ấy mang lại.
- 16-10-20215 loại trái cây chứa đầy ký sinh trùng, không vệ sinh thật kỹ chính là rước mầm bệnh vào thân, không đau bụng thì cũng ngộ độc
- 12-10-2021Luôn cân cho khách thừa ra nửa lạng, bí quyết kinh doanh tưởng là chịu thiệt nhưng đã giúp cả gia đình phát tài
- 11-10-20216 thực phẩm là "kẻ giết gan" đang ẩn nấp trong bếp, gia đình Việt nào cũng có mà ít ai lường hết tác hại nguy hiểm
Khi nhắc tới những khu ổ chuột nổi tiếng trên thế giới, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua cái tên Cửu Long Trại Thành (Kowloon Walled City). Không giống như các khu ổ chuột khác, Cửu Long Trại Thành nằm ở Hong Kong (Trung Quốc) - 1 thành phố có nền kinh tế phát triển.
Hơn thế nữa, không gian kiến trúc của nơi đây lại vô cùng độc đáo với sự hào nhoáng của ánh đèn neon cùng những con hẻm nối đuôi nhau tạo thành những mê cũng bất tận mà ngay cả cảnh sát đôi khi cũng không dám bước vào... Tất cả những thứ đó đã tạo nên một Cửu Long Trại Thành đầy màu sắc. Khu vực này cũng từng là nơi đông dân nhất hành tinh.
Khu ổ chuột "hấp dẫn" nhất hành tinh
Tại Hong Kong - 1 trong đô thị phồn hoa nổi tiếng thế giới, bên cạnh những tòa nhà chọc trời hào nhoáng, có những căn nhà chỉ rộng chưa đầy 5m2. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đôi khi khiến người ta phải giật mình, thế nhưng đó chưa phải là giới hạn cuối cùng. Vì không đủ tiền, nhiều lao động nghèo tại Hong Kong phải chấp nhận sống trong những "quan tài" siêu nhỏ với diện tích 1,5m2 - chỉ vừa đủ cho 1 người nằm ngủ. Ấy thế mà phí thuê lại không hề rẻ, lên tới 300 USD (tương đương 6,8 triệu đồng)/tháng. "Nhà" có lẽ là nỗi ám ảnh của phần lớn dân Hong Kong, và đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là người nghèo.
Từ tháng 7 năm nay, Hạ Bảo Long - Giám đốc Văn phòng các vấn đề Hong Kong đã có kế hoạch cải tổ khu nhà ở có diện tích chật chội trên vào năm 2049.
Cuộc sống nghèo khổ âm thầm giết chết hàng chục nghìn người xứ Cảng Thơm
Bên cạnh "khu phố nhà giàu" (The Peak) nằm biệt lập quanh núi Victoria Peak ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển ở Hong Kong, thì những nhóm thu nhập thấp không đủ tiền mua căn hộ, không chờ được nhà giá rẻ chỉ có thể ở nhà chia lô hay "nhà lồng". Nếu không có ai dẫn đường, người dân địa phương cũng khó có thể tìm thấy những ngôi nhà chia nhỏ nằm rải rác ở nhiều nơi trên đất Hong Kong.
Đến nay, ước tính khoảng 7% diện tích đất ở Hong Kong được quy hoạch để làm nhà ở, phần lớn dành cho các gia đình giàu có. Sự thiếu hụt này đã dẫn đến việc những người trẻ tuổi, người già và các gia đình tầng lớp thấp phải sống trong điều kiện tồi tệ.
Khi phải trải qua cuộc sống nghèo khó đến cùng cực, con người ta mới cảm nhận được nỗi đau thực sự. Cái gọi là chất lượng cuộc sống, tình cảm và sự hưởng thụ chỉ là thứ xa xỉ đối với những người ở khu nhà ổ chuột. Thực tế phũ phàng và đáng buồn ấy chính là vấn nạn nhức nhối vẫn đang tồn tại ở Hong Kong.
Đây chính là lý do tại sao Văn phòng các vấn đề Hong Kong thường xuyên đề cập đến chuyện tái tạo lại khu nhà ổ chuột.
Vào ngày 6/10/2021, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã ban hành chính sách đề cập đến nhu cầu "xây dựng khu nhà ổ chuột ở Hong Kong thành 1 đô thị du lịch, công nghiệp và đáng sống, đồng thời mở nhiều đất hơn cho phát triển khu dân cư và công nghiệp." Theo ước tính, sau khi hoàn thiện sẽ đạt 905-926 nghìn nhà ở, có thể chứa khoảng 2,5 triệu người và số lượng việc làm trong khu vực sẽ tăng từ 116 nghìn hiện tại lên khoảng 650 nghìn trong tương lai.
Trước kia, "khu ổ chuột" được dùng để chỉ 1 khu vực rộng hơn 200km2 ở Hong Kong, trong đó có Cửu Long Trại Thành. Nếu dự án trên được xúc tiến đúng kế hoạch, vấn đề "thiếu nhà ở" ở Hong Kong và viễn cảnh tù túng trong những ngôi nhà chia nhỏ hoặc "nhà lồng" sẽ được giải quyết triệt để.
Nguồn: 163
Trí Thức Trẻ