Giấc mơ mua nhà xa tầm tay với hầu hết người trẻ: Chi phí thuê nhà chiếm 30, 40% thu nhập, có thể sẽ xuất hiện một thế hệ phải 'đi thuê cả đời'
Có thể sẽ có một thế hệ phải đi thuê nhà cả đời do giá nhà tăng cao ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
- 11-09-2021Thói quen mua nhà, chi tiêu khác lạ của giới nhà giàu Nhật Bản khiến họ ngày càng nhiều tiền hơn
- 04-09-2021Lời khuyên của chuyên gia quản lý tài sản cho các nhà đầu tư 'chân ướt chân ráo': Nắm giữ lâu dài, không hoảng loạn mua vào khi thị trường tăng cao
- 03-09-2021Cách tiết kiệm của nhà đầu tư bất động sản 25 tuổi kiếm hơn nửa triệu đô/tháng: Chi tiêu càng ít càng tốt, nhanh chóng mua nhà để thu lời
Tờ Bloomberg đưa tin, giá bất động sản tăng vọt đang buộc người dân trên toàn thế giới phải từ bỏ mọi hy vọng sở hữu nhà.
Hiện tượng này xảy ra phần nhiều bởi đại dịch. Không chỉ gây khó khăn cho người mua - giá thuê nhà cũng đang tăng vọt ở nhiều thành phố. Kết quả là vấn đề lâu năm về chi phí nhà ở đã trở thành một trong những bất bình đẳng về nhà ở nghiêm trọng, khiến cả một thế hệ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Thị trưởng Berlin là Michael Mueller nói: "Chúng tôi đang chứng kiến một phần của xã hội bị loại ra khỏi thành phố vì họ không còn đủ khả năng mua căn hộ nữa. Hiện tượng này từng xảy ra ở London, ở Paris, ở Rome, và không may bây giờ, nó xuất hiện ngày càng nhiều ở Berlin".
Để giải quyết bất cập này, các chính trị gia đang đưa ra nhiều loại ý tưởng khác nhau. Từ giới hạn tiền thuê nhà đến thuế đặc biệt đối với chủ bất động sản, quốc hữu hóa tài sản tư nhân, hoặc biến các văn phòng trống thành nhà ở. Dẫu vậy, cho đến giờ vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra được bằng chứng về việc họ sẽ giải quyết được ổn thỏa vấn đề.
Tại Hàn Quốc, đảng của Tổng thống Moon Jae-in đã thất bại trong cuộc bầu cử thị trưởng năm nay sau khi không giải quyết được mức tăng 90% giá trung bình của một căn hộ ở Seoul kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 5/2017.
Trung Quốc đã tăng cường các hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản trong năm nay cũng như tăng thuế bất động sản để hạ giá. Giá một căn hộ ở Thâm Quyến - nơi được ví như "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", bằng 43,5 lần mức lương trung bình của một người dân tính đến tháng 7. Một sự chênh lệch quá lớn.
Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã hứa sẽ có lệnh cấm hai năm đối với người nước ngoài mua nhà nếu tái đắc cử.
Đại dịch đã khiến thị trường nhà ở toàn cầu đạt được những kỷ lục mới trong 18 tháng qua. Tình trạng càng trở nên tồi tệ khi kết hợp với lãi suất cực thấp, khan hiếm nhà sản xuất, sự thay đổi trong chi tiêu gia đình và lượng nhà ở ngày càng ít nhà được rao bán. Mặc dù đây là tình huống tốt với những người đang sở hữu nhà, nhưng những người mua nhà tiềm năng lại đang cảm thấy khó khăn hơn bao giờ hết.
Những gì chúng ta đang chứng kiến là "một sự kiện lớn không nên bỏ qua", Don Layton, cựu Giám đốc điều hành của công ty cho vay thế chấp khổng lồ của Hoa Kỳ Freddie Mac viết.
Giá nhà danh nghĩa ở Mỹ cao hơn 30% so với mức đỉnh trước đó vào giữa những năm 2000. Layton cho rằng các chính sách của chính phủ nhằm cải thiện khả năng chi trả và thúc đẩy rủi ro sở hữu nhà khiến giá nhà tăng cao.
Kết quả là ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác, khoảng cách thế hệ ngày càng lớn giữa những Baby Boomers - những người có khả năng sở hữu một ngôi nhà và Millennials và Gen Z - những người đang xem giấc mơ mua một căn nhà của họ đã tan thành mây khói.
Với mức lạm phát hàng năm khoảng 50%, người Argentina không lạ gì với việc tăng giá. Nhưng đối với những cư dân Buenos Aires như Lucia Cholakian, việc tăng tiền thuê nhà đang gây thêm áp lực kinh tế và kéo theo đó là sự bất mãn về chính trị.
Giống như nhiều người trong thời đại dịch, Cholakian - một nhà văn 28 tuổi và là giảng viên đại học đã cùng bạn đời của mình chuyển từ một căn hộ ở trung tâm thành phố đến một khu dân cư ngoại ô để tìm kiếm không gian ở rộng rãi hơn. Kể từ đó, tiền thuê nhà của cô đã tăng hơn gấp ba lần; cùng với các hóa đơn chiếm khoảng 40% thu nhập. Những thứ đó khiến cô không thể nghĩ tới việc tiết kiệm để mua một ngôi nhà.
“Chúng tôi sẽ không thể lập kế hoạch cho tương lai như cha mẹ ngày trước”.
Là con trai của những người di cư thế hệ đầu tiên từ Romania, Alex Fagarasan lẽ ra phải đang có cuộc sống như mơ ở Úc. Thay vào đó, anh đang đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của mình. Fagarasan là một bác sĩ 28 tuổi tại một bệnh viện lớn ở đô thị, anh muốn ở lại Melbourne, gần cha mẹ của mình. Nhưng anh đang tính phải ra sống ở một thị trấn trong vùng. Sau đó, nếu mọi việc suôn sẻ, trong tám năm nữa anh ấy sẽ trở thành một chuyên gia và có thể mua một ngôi nhà ở Melbourne.
Trên thực tế, nhiều bạn bè của Fagarasan vốn không phải là bác sĩ thậm chí còn “không có cơ hội” sở hữu một ngôi nhà. “Thế hệ của tôi có lẽ sẽ là thế hệ đầu tiên ở Úc phải thuê nhà trong suốt quãng đời còn lại” anh nói. Anh hiện đang thuê một căn nhà phố hai phòng ngủ hiện đại cùng với hai người khác ở ngoại ô Northcote. Khoảng 30% tiền lương của anh được chi cho tiền thuê nhà - con số mà anh gọi là “cắt cổ”.
Nguồn: Bloomberg
Doanh nghiệp và tiếp thị