Giấc mơ vũ trụ của Richard Branson: Cướp ‘spotlight’ của Jeff Bezos, là tỷ phú đầu tiên bay vào không gian trên con tàu của chính mình
Ngày 7/6/2021, Jeff Bezos thông báo sẽ bay vào vũ trụ vào ngày 20/7. Ngay sau đó, Virgin Galactic tuyên bố Richard Branson sẽ bay kên không gian ngày 11/7.
- 16-02-2022Cho đặt cọc bay vào vũ trụ với 150.000 USD, cổ phiếu công ty của tỷ phú Richard Branson tăng vọt 32%
- 08-02-2022"Ngông cuồng" như tỷ phú tuổi Dần Richard Branson: "Trộm" tiền của mẹ để khởi nghiệp, làm toàn chuyện "khùng điên" nhưng vượt mặt cả ông chủ Amazon trong cuộc chơi hàng không vũ trụ
- 02-02-202210 câu trích dẫn đầy cảm hứng từ tỷ phú tuổi Dần Richard Branson làm phong phú cuộc sống của bạn
"Chinh phục không gian là điều không dễ dàng bởi về nghĩa đen, nó là khoa học tên lửa", tỷ phú người Anh Richard Branson chia sẻ trong một lần xuất hiện trên truyền hình năm 2018 với CNN. 3 năm sau, doanh nhân tỷ phú này đã bay vào vũ trụ trong một trong những máy bay không gian do công ty Virgin Galactic của ông tạo ra.
Hành trình chinh phục vũ trụ của Branson bắt đầu từ việc thành lập Virgin Galactic năm 2004 – 4 năm sau sự ra đời của Blue Origin của Jeff Bezos và 2 năm sau khi SpaceX của Elon Musk được thành lập.
Sự ra đời của Virgin Galactic
Sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của con người năm 1969, Branson tin rằng một ngày nào đó, nhiều người như ông cũng sẽ có cơ hội vào vũ trụ. Tuy nhiên sau đó, tốc độ đổi mới đã bị chậm lại, một phần do những thất bại trong một chương trình tàu con thoi khiến Quốc hội Mỹ ủng hộ ngành này ít hơn.
Cuối cùng, ông tự thành lập công ty du lịch vũ trụ mang tên Virgin Galactic năm 2004 với mục đích sử dụng một biến thể của SpaceShipOne - chiếc máy bay không gian có thể tái sử dụng được chế tạo bởi công ty Scaled Composites, cho chuyến du lịch vào không gian của Virgin Galactic.
Trì hoãn vì tai nạn chết người
Kế hoạch ban đầu của Virgin Galactic là đưa 3.000 hành khách lên các tàu SpaceShipTwo trong 5 năm đầu tiên, với giá 208.000 USD/vé.
Mọi thứ bắt đầu khởi sắc vào ngày 21/6/2004, khi phi công Mike Melvill của Scaled Composites lái chiếc SpaceShipOne trên chuyến bay dưới quỹ đạo tư nhân đầu tiên trong lịch sử, đạt độ cao hơn 100 km. Virgin Galactic chính thức ra mắt chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 27/9/2004.
Tuy nhiên, một số thất bại bi thảm đã khiến kế hoạch ban đầu của Virgin Galactic bị trì hoãn. Vụ nổ đầu tiên trong số này xảy ra vào tháng 7/2007, dẫn đến cái chết của 3 nhân viên Scaled Composites.
Bi kịch lại xảy ra vào tháng 10/2014 trong chuyến bay thử nghiệm nguyên mẫu SpaceShipTwo đầu tiên. Chiếc tàu nổ tung trên bầu trời phía ở sa mạc Mojave, cướp đi sinh mạng của phi công phụ Michael Alsbury.
Mở cánh cửa dẫn tới "Cổng vào không gian"
Ảnh: Internet.
Năm 2016, Virgin Galactic tiết lộ một mô hình SpaceShipTwo mới, được gọi là VSS Unity, trong một buổi lễ ở sa mạc Mojave. Trong số các tính năng mới, tàu vũ trụ mới được tích hợp thêm một số tính năng để đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn.
Công ty cũng thông báo về việc ra mắt một công ty con riêng vào năm 2017 tên là Virgin Orbit, để đưa các vệ tinh vào không gian trên một chiếc Boeing 747 được điều chỉnh. Virgin Orbit đã phóng lô vệ tinh đầu tiên vào tháng 7 năm ngoái.
Năm 2019, công ty của Branson đã mở cửa nhà ga vũ trụ thương mại đầu tiên trên thế giới mang tên "Gateway to Space" (tạm dịch: Cổng vào không gian) tại cơ sở Spaceport America ở New Mexico. Tháng 3/2021, Virgin Galactic công bố sản phẩm đầu tiên của SpaceShip III thế hệ tiếp theo.
Cuộc đua vào không gian với các tỷ phú khác
Nhắc đến du lịch vào vũ trụ, người ta sẽ nghĩ ngay đến cuộc đối đầu giữa Richard Branson và Jeff Bezos – người sáng lập Blue Origin, công ty cũng có mục đích bán vé cho khách siêu giàu để chinh phục vũ trụ.
Ngày 7/6/2021, Jeff Bezos thông báo sẽ bay vào vũ trụ vào ngày 20/7 bằng phi thuyền New Shepard của Blue Origin. Ngay sau đó, Virgin Galactic tuyên bố Richard Branson sẽ bay kên không gian ngày 11/7.
Tuy sau chuyến bay, Bezos đã chúc mừng Branson trên mạng xã hội nhưng có vẻ như họ vẫn coi nhau là đối thủ và "bằng mặt chứ không bằng lòng". Blue Origin từng đăng bình luận "cà khịa" trên Twitter rằng chuyến bay của Virgin Galactic mới chỉ bay dưới đường Karman (đường xác định ranh giới giữa bầu khí quyển của Trái Đất và vũ trụ) trong khi tàu không gian của họ đều được thiết kế để bay qua đường này.
Elon Musk từng nói sẽ ủng hộ Virgin Galactic bằng cách bay vào vũ trụ trên một trong những máy bay không gian của công ty này. Dù vậy, người ta cho rằng điều đó không đủ để che đi mối hiềm khích giữa hai vị tỷ phú.
Richard Branson và Jeff Bezos (Ảnh: Internet).
Trong trận chiến giữa Branson và Bezos, Branson có quyền tự hào khoe rằng công ty của ông đã đưa con người lên không gian trong các chuyến bay thử nghiệm trong khi mọi chuyến bay thử nghiệm của Blue Origin đến nay đều không mang theo bất cứ phi hành gia nào.
Tên lửa của Branson đã mang lô vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo vào tháng 1 năm ngoái. Mặc dù tên lửa này không mạnh bằng tên lửa Falcon 9 của Musk hay New Glenn của Bezos nhưng công ty của Branson được coi là đơn vị dẫn đầu ngành vũ trụ trong cuộc đua phát triển tên lửa được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các vệ tinh nhỏ vào không gian.
Virgin Galactic cũng có một số tầm nhìn dài hạn táo bạo, bao gồm việc tạo ra một máy bay phản lực siêu thanh, tốc độ cao hoạt động dưới quỹ đạo với khả năng đưa con người đi lại giữa các thành phố với tốc độ chóng mặt.
Nguồn: Space, Interesting Engineering
Doanh nghiệp và tiếp thị