MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải bài toán hạ tầng hàng không quá tải

Lãnh đạo các hãng hàng không đồng loạt lên tiếng kêu khó do hạ tầng quá tải , “đè nặng” lên sự phát triển của thị trường hàng không.

21 sân bay không bằng một CHK trong khu vực

“Nói doanh nghiệp (DN) hàng không vướng gì nhất, ai cũng nói ngay là hạ tầng thiếu và yếu”, Phó tổng giám đốc TCT Hàng không VN (Vietnam Airlines) Dương Trí Thành mở đầu phần phát biểu của mình tại Hội nghị gỡ khó cho DN vừa được Cục Hàng không VN tổ chức.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã kẹt quá rồi trong khi Long Thành (CHK quốc tế Long Thành) nhanh cũng phải 5-7 năm nữa mới có. Trong khi đó, hàng không trong nước không thể dừng bay hay bay ít đi, máy bay mới vẫn liên tục được đưa về. Các hãng bay quốc tế vẫn bay tới Việt Nam”, ông Thành tiếp lời.

Cho biết thêm tại Tân Sơn Nhất, kiểm soát viên không lưu đang điều hành khoảng 40-42 chuyến/giờ cao điểm, ông Thanh nói: “Áp lực với kiểm soát viên không lưu là rất lớn. Tôi muốn nhấn mạnh, dù thế nào đi nữa nhiệm vụ đảm bảo ATGT vẫn là ưu tiên số 1. Không thể vì bất kỳ lý do nào mà giảm các điều kiện an toàn, có thể uy hiếp hoạt động bay”.

Đồng quan điểm, Phó tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet Lương Thế Phúc cho rằng, thị trường hàng không phát triển quá nhanh, hạ tầng không theo kịp. Tắc từ mặt đất, tắc lên trời. “Chúng ta không thể kiềm chế sự phát triển được. Không thể bắt Vietjet, Jetstar hay Vietstar Airlines không được đưa máy bay vào”, ông Phúc nói và cho biết thêm, việc họp điều phối giờ hạ cất cánh (slot) được tiến hành biết bao lần nhưng mãi vẫn quanh quẩn dưới 40 chuyến/giờ. Trong khi đó, cứ thêm máy bay như thế này, có lên 45-46 chuyến/giờ cũng vẫn cứ ùn tắc. Không riêng gì Tân Sơn Nhất mà các sân bay địa phương cũng sẽ tắc.

“Với Tân Sơn Nhất, dù có tiếp nhận đất của Bộ Quốc phòng, đường lăn ra, lăn vào vẫn là độc đạo”, ông Phúc nói và cho biết, thời gian này, nhanh cũng phải mất 10-20 phút lăn ở Tân Sơn Nhất. Chậm có thể lên tới 30-40 phút.

Theo Thanh Bình

Báo Giao thông

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên