Giải bài toán nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Theo số liệu thống kê, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua có tới 18% số doanh nghiệp du lịch đã phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48% doanh nghiệp cho từ 50 - 80% nhân viên nghỉ việc... điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang khống chế tốt dịch bệnh và các hoạt động du lịch đã được triển khai trở lại cùng với những giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- 19-04-2021Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô-tô
- 19-04-2021Điều chỉnh lương hưu: Cần sớm và đồng bộ
- 14-04-2021Tăng hấp dẫn chính sách lương hưu
Hiện, các cơ quan chức năng đang đưa các giải pháp giúp "phá băng" cho ngành du lịch trên cơ sở khả năng chống Covid-19 hàng đầu thế giới của Việt Nam. Các giải pháp bước đầu được đề xuất là đẩy mạnh du lịch nội địa và có thể tính tới việc xem xét mở cửa từng bước đối với thị trường du lịch quốc tế tuỳ theo từng thị trường, từng đối tượng khi Covid-19 được kiểm soát tốt.
Theo thống kê, nước ta có khoảng 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, chưa kể lực lượng lao động ở những mảng công việc có liên quan. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng nhân viên nghỉ việc tại các công ty du lịch ngày một tăng.
Qua khảo sát, trong thời gian dịch bệnh có tới 18% số doanh nghiệp đã phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48% doanh nghiệp cho từ 50 - 80% nhân viên nghỉ việc; 75% doanh nghiệp có các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau đối với lao động bị mất việc làm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thời điểm này là giai đoạn rất khó khăn của ngành du lịch nói chung và các các đơn vị hoạt động du lịch nói riêng. Trong đó, đáng chú ý là việc nguồn nhân lực du lịch bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19. Chính vì vậy, việc tìm kiếm nguồn lao động du lịch có trình độ đang là yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam hiện nay.
Trước đòi hỏi cấp bách của việc bổ sung nhân lực, một số công ty lữ hành đã hợp tác với các trường đại học có chuyên ngành du lịch để hợp tác đào tạo, tìm nguồn cung cấp nhân lực mới. Cùng với việc phối hợp đào tạo, các công ty lữ hành còn liên kết tổ chức các buổi huấn luyện cho nhân viên và sinh viên học chuyên ngành du lịch của các trường đại học.
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT về ngành Du lịch
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, một trong các trường đào tạo chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có uy tín, chất lượng trên địa bàn Hà Nội: "Nhà trường vận dung cơ chế đặc thù trong đào tạo ngành du lịch (theo công văn 4929/BGDĐT-GDĐH) giúp sinh viên có việc làm ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, với các giải pháp như:
Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp (tối thiểu 50%); khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý… có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; Hợp tác với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp để sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành".
Khu Ký túc xá Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
Bên cạnh đó, các trường còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thí sinh trong quá trình nhập học để khuyến khích sinh viên. Cụ thể, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị miễn giảm 100% kinh phí ở ký túc xá cho sinh viên. Nhà trường cũng cam kết sẽ hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên trong thời gian học tập, hỗ trợ vay vốn ngân hàng…..
Nguồn nhân lực du lịch đang có nhiều biến động, nhưng trong khó khăn cũng xuất hiện nhiều cơ hội để các trường đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Lúc này, việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội là giải pháp cần thiết để phá băng cho ngành du lịch, đồng thời giúp ngành du lịch phát triển bền vững.
Doanh nghiệp và tiếp thị