Giải mã chiếc ly khiến nhiều người sẵn sàng xếp hàng từ 2 giờ sáng vì “đắt giá”, bán lại cao gấp 4 vẫn có người mua
Là thương hiệu cà phê đắt giá nhất hành tinh, việc Starbucks bán ly với giá cao ngất ngưởng nhưng người ta vẫn quyết săn lùng cho bằng được cũng là điều dễ hiểu.
- 02-10-2022Gen Y và Gen Z ‘khẩu chiến’ trên show việc làm: Người cho rằng đi làm phải biết chấp nhận, Tiktoker 50 nghìn follow phản pháo đi làm là phải vui
- 02-10-2022Triệu phú USD 8x chia sẻ 1 thói quen lành mạnh để trở thành người thành công, tiết lộ bí quyết quản lý tài chính đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được
- 01-10-2022Triết lý “mua rẻ bán đắt" của huyền thoại đầu tư Peter Lynch: Quan trọng là biết mình sở hữu những gì
Quán cà phê Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000 Western Avenue (Seattle, Washington) vào ngày 30 tháng 3 năm 1971. Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ dừng lại tại Seattle hay Mỹ, mà thậm chí còn lan ra khỏi châu lục. Thương hiệu cà phê Starbucks hiện đã có hơn 20.000 cửa hàng tại 61 quốc gia trên thế giới.
Xu hướng mới được khai sinh
Trong những năm gần đây, Starbuck “gây sốt" không chỉ bởi những món đồ uống mới mà còn nhờ những bộ sưu tập cốc độc đáo. Nhiều người sẵn sàng chi tiền và thời gian để sở hữu những chiếc cốc từ thương hiệu này, không khác gì một nhà sưu tập tiền xu hoặc một nhà kinh doanh thẻ bóng chày.
Starbucks tung ra Cold Cup có thể tái sử dụng vào năm 2018 và ngay lập tức, sự xuất hiện này tạo nên một làn sóng mới. Charisma Starke là một người sở hữu bộ sưu tập cốc đáng ngưỡng mộ. Lý giải về xu hướng này, cô cho biết “Chúng rất dễ thương và tiện dụng”.
Đây là một cách để thân thiện hơn với môi trường. Nhiều người bắt đầu tránh đồ nhựa dùng một lần cũng như thể hiện cá tính của bản thân qua những chiếc cốc trong bộ sưu tập.
Thêm vào đó, những chiếc cốc này là món quà tuyệt vời: “Hầu hết mọi người đều thích chúng,” Starke nói thêm, “vì vậy bạn có thể tặng chúng cho gia đình và bạn bè nhân dịp sinh nhật và ngày lễ”.
Mùa Thu năm 2019, chiếc Cold Cup được đính đá, màu đen mờ đã thực sự khiến những người sưu tập phấn khích. Ngay lập tức, cụm từ “cốc có thể tái sử dụng của Starbucks” xuất hiện trên xu hướng tìm kiếm của Google.
Khoản đầu tư hấp dẫn, bán đắt gắp 4 lần vẫn có người mua
Nhiều tín đồ còn sẵn sàng chi tiền khủng để săn được chiếc ly "danh giá" từ những người "đầu cơ". Theo đó,vì chiếc ly quá hot và quá nhiều người yêu thích nên người ta hoàn toàn có thẻ "sang tay" lại với mức giá cao hơn gấp 2, 3 thậm chí 4 lần giá gốc của sản phẩm.
Một chiếc ly Starbucks màu bạc hà do thương hiệu này mở bán tại Việt Nam với mức giá 490.000 đồng và mỗi cửa hãng chỉ bán khoảng 5-8 chiếc. Mức giá như vậy nhưng vẫn có hàng dài các bạn trẻ xếp hạng tại các cửa hàng của hãng để cố sưu tập cho được bộ cốc.
Cái mà người tiêu dùng ở đây mua là thương hiệu. Một chiếc cốc nhựa sẽ rất khác so với một chiếc ly cà phê có đóng logo Starbucks.
Tất nhiên người tiêu dùng sẽ cho rằng những chiếc cốc này được thiết kế đẹp, đồng bộ và khan hiếm do hãng chỉ bán giới hạn, đồng thời chúng cũng mang ý nghĩa kỷ niệm nhất định nhân dịp nào đó. Vào dịp Giáng sinh năm 2020, Starbucks cũng đã tung ra dòng ly màu đỏ tại Việt Nam và tạo nên một cơn sốt sưu tầm.
Thực chất, không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn cầu có một cộng đồng chuyên săn lùng các sản phẩm phiên bản giới hạn của Starbucks. Họ tạo nên thị trường chuyển nhượng cho các mặt hàng này, sôi động không kém cạnh gì những sản phẩm hypebeast từ những thương hiệu thời trang xa xỉ nhất.
Bên cạnh đó, sự quảng bá thương hiệu khiến Starbucks thu hút được một lượng lớn người hâm mộ tương tự như Apple và iPhone. Những người hâm mộ này là lực lượng chính đóng góp cho phong trào sưu tầm, đẩy giá những chiếc ly in hình Starbucks lên cao ngất ngưởng.
Các sản phẩm Starbucks đều được tăng giá khi chào bán qua mạng. Những sản phẩm hiếm thậm chí được tăng giá gấp nhiều lần. Điều này khiến chúng không khác gì những sản phẩm hypebeast như giày dép, hay túi xách hàng hiệu quý hiếm.
Nhiều người sẵn sàng xếp hàng từ 2 giờ sáng để sở hữu bản giới hạn
Étienne Garafano ở California cho biết: “Khi màu đen mờ xuất hiện, ngay cả tôi cũng khao khát sở hữu”. Vào thời điểm đó, cô quản lý nhóm Facebook Starbucks Cups Hunt.
“Việc săn lùng những chiếc cốc giới hạn mang đến trải nghiệm tuyệt vời; đó là cảm giác quyền lực”, Garafano giải thích. “Tôi thậm chí đã phải đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác để tìm chiếc cốc yêu thích".
Maria Peña là một trong những người đam mê Starbucks. Cô gái 21 tuổi, bắt đầu sưu tập cốc Starbucks từ sớm và hiện sở hữu bộ sưu tập gần 300 chiếc.
Peña nói với In The Know rằng cô ấy bắt đầu thích sưu tập những chiếc cốc Starbucks trong một chuyến đi đến Bali, Indonesia. Trên thực tế, có nhiều hội nhóm được thành lập với mục đích duy nhất là mua, bán và kinh doanh cốc Starbucks. Những nhóm này thậm chí có tới hơn 20.000 thành viên và con số vẫn chưa dừng lại.
Peña thừa nhận: “Tôi và những người bạn thân đã từng thức dậy lúc 2 giờ sáng để xếp hàng tại các cửa hàng Starbucks vào ngày ra mắt”.
Năm 2021, cơn sốt một chiếc ly màu xanh bạc hà của Starbucks khởi nguồn ở nước ngoài và rất được chờ đợi ở Việt Nam đã nổ ra. Ngày hôm nay, Starbucks Việt Nam cũng chính thức mở bán chiếc ly này và ngay lập tức tạo được làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Chiếc ly màu xanh bạc hà có giá 490 nghìn đồng và mỗi người khi đến chỉ được mua 1 chiếc. Tuy nhiên, số lượng ở mỗi cửa hàng cũng rất có hạn, có điểm thậm chí chưa có nên không phải ai xếp hàng cũng đều mua được ly.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường