Giải mã hình tượng Quan Vũ mặc trang phục và đội mũ xanh: Là sự nhầm lẫn xuất phát từ kỹ viện?
Trong Tam quốc diễn nghĩa, võ tướng Quan Vũ được xây dựng với hình tượng: Mặt đỏ, râu dài, trang phục xanh, đội mũ xanh.
- 29-01-2023Nghề tốt nhất 2023, lương trên 100.000 USD, làm việc linh động, các công ty Việt tuyển dụng rất nhiều
- 29-01-2023Giáo sư hàng đầu châu Á chia sẻ: Cha mẹ học cách nuôi dạy trong 3 giai đoạn này giúp con sớm thành người ưu tú
- 29-01-2023Câu chuyện đáng suy ngẫm của người đàn ông bị cả nước tẩy chay, chỉ trích vì đã “lỡ” sống sót trong vụ chìm tàu Titanic
- 28-01-2023Không phải Singapore hay Nhật Bản, đây mới là nơi sạch nhất châu Á: Dân từ nhỏ đã được dạy điều này
- 28-01-2023Làm sao để biết số cân giảm được là mỡ thừa hay nước? Nếu thấy cơ thể nhẹ đi nhanh chóng, đừng vội mừng đã giảm béo thành công
- 28-01-2023Người hâm mộ Vương thất Tây Ban Nha 'dậy sóng' vì thông tin không ngờ liên quan đến sự nghiệp Vương hậu Letizia
Tạo hình của Quan Vũ khiến hậu thế không khỏi bật cười vì “đội mũ xanh”. Bởi lẽ, đây là cách nói trong tiếng Trung Quốc, ý chỉ một người bị người yêu hoặc bạn đời “cắm sừng”. Do đó, trong cách ăn vận, họ sẽ hạn chế đội nón màu xanh lục, nếu không sẽ trở thành trò cười cho người khác.
Tạo hình của Quan Vũ lại xanh từ đầu đến chân, song ở đây không phải thể hiện ý ông bị “cắm sừng”, phía sau đó chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu xa.
1. Trong thời Tam quốc, “đội mũ xanh” không có ý nghĩa như ngày nay
Ý nghĩa “cắm sừng” trong cách nói “đội mũ xanh” của Trung Quốc không liên quan đến Quan Vũ.
Trong lịch sử cũng không ghi chép chi tiết về vợ Quan Vũ, Trần Thọ chỉ ghi lại một chuyện trong Tam quốc chí Quan Vũ truyện, khi My Phương đóng quân ở Giang Lăng đầu hàng Tôn Quyền, vợ Quan Vũ trùng hợp cũng ở Giang Lăng, kết quả "Quyền đã chiếm Giang Lăng, tận dụng hết thê tử của võ sĩ". Có nghĩa là Tôn Quyền đã bắt vợ của Quan Vũ.
Nhưng chuyện gì đã xảy ra sau đó? Chính sử không nói, dã sử cũng không ghi chép. Nhưng cho dù Tôn Quyền thật sự làm chuyện cầm thú cũng không thể cho rằng Quan Vũ bị “cắm sừng”. Vì “mũ xanh” liên quan đến gian tình và sự lừa dối, mà tình huống này hoàn toàn là sự cưỡng ép của Tôn Quyền.
Ngoài ra, chính sử cũng không có mô tả về trang phục của Quan Vũ. Trong Tam quốc chí chỉ nhắc đến tướng mạo của Quan Vũ rằng ông có bộ râu rất dài và đẹp, thậm chí Gia Cát Lượng còn gọi ông thẳng bằng "Nhiêm" (râu).
Trong Tam quốc chí quả thật có ghi: Khi Quan Công (Quan Vũ) bị nhốt ở Tào doanh, Tào Tháo thấy Quan Công mặc chiến bào xanh rách bươm bởi vô số vết đao, bụi bẩn loang lổ, vô cùng cũ kỹ, vì thế phân phó thủ hạ cho Quan Công bộ đồ mới. Sau đó, thủ hạ lại lấy một bộ chiến bào hồng cẩm đến, mời Quan Công thay, nhưng Quan Công mặc hồng bào vào trong, lục bào mặc bên ngoài, thể hiện sự từ chối lời chiêu dụ của Tào Tháo, một lòng một dạ với Lưu Bị. Tào Tháo không vui, nhưng rồi cũng đành cười nói Quan tướng quân không hổ thiên hạ đệ nhất nghĩa sĩ!
Đến cuối thời Nguyên và đầu nhà Minh, khi La Quán Trung sáng tác Tam quốc diễn nghĩa, hình tượng Quan Vũ càng thêm phong phú: "Thân cao chín thước, râu dài hai thước. Mặt đỏ như táo, môi như thoa son; mắt phượng, lông mày con tằm, tướng mạo uy phong lẫm liệt".
Song cũng không đề cập đến chuyện Quan Vũ đội mũ xanh, chỉ nói ông mặc chiến bào màu lục.
2. Xanh lục là màu sắc bị khinh thường
Người Trung Quốc có truyền thống khinh thường màu xanh lục. Trong Lễ ký - Ngọc Tảo ghi chép, nhân sĩ mặc trang phục, phần trên là màu cao quý chính tông như đỏ, vàng, trắng, đen… phần dưới (bao gồm váy) mới sử dụng màu bình thường như tím, lục…
Đến thời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đề ra “Bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho thuật”, chế độ thượng sắc bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ. Kể từ đó, màu xanh lục ở vị trí càng thấp hèn hơn, chỉ có hạ nhân mới mặc đồ màu này.
Theo Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ là người Giải Lương ở Hà Đông, làm nghề bán táo lang bạt khắp nơi. Từ miêu tả này có thể thấy, Quan Vũ xuất thân thấp kém, nên mặc đồ màu lục là hợp tình hợp lý.
Từ Nam Bắc triều đến Tống triều, màu xanh lục trong quan phục có địa vị rất thấp. Thậm chí còn có câu chuyện huyện lệnh phạt phạm nhân có tội nhẹ bằng cách trùm khăn màu lục theo số ngày quy định để lăng mạ.
Đến thời nhà Nguyên, “Nguyên điển chương” quy định: “Cha mẹ và người thân của kỹ nữ phải quấn khăn trùm đầu màu xanh lục”.
Chính sách này còn tồi tệ hơn khi ở nhà Minh. Chu Nguyên Chương còn quy định: Người đeo khăn xanh chỉ có thể đi bộ, không được đi xe ngựa.
3. Sự nhầm lẫn liên quan đến kỹ viện
Trở lại với tiểu thuyết, Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa chỉ là một võ tướng, nhưng cũng không nổi bật nhất. Mặc dù có rất nhiều chiến tích, nhưng trong cách nói: "Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi”, Quan Vũ chỉ đứng thứ 4.
Nếu luận về mưu trí, Quan Vũ cũng chỉ ở mức tầm thường, bằng chứng là ông sơ suất mất Kinh Châu. Nhưng Quan nhị gia sở dĩ được hậu nhân tôn sùng và gia phong qua các thế hệ, địa vị có thể so với Khổng Minh Gia Cát Lượng, nguyên nhân chủ yếu là ở hai chữ "trung nghĩa".
Quan Vũ ngàn dặm một mình cưỡi ngựa bảo vệ chị dâu, tìm kiếm huynh đệ, thả Tào Tháo tại Hoa Dung đạo để báo đại ân, đều là hành động xuất phát từ cái "nghĩa" trong tư tưởng Nho gia "Nhân nghĩa lễ trí tín".
Dân gian Trung Quốc rất nhiều người tập võ bái Quan Công cũng không phải tôn sùng cái dũng của ông, mà là nghĩa khí hào hùng. Tượng Quan Công gắn với hình ảnh vị tướng cưỡi ngựa cầm đao, râu dài, chân mày sắc.
Rất nhiều cách giải thích xung quanh hình tượng đội mũ xanh của Quan Vũ. Trong đó nổi bật nhất là câu chuyện có liên quan đến Tể tướng Quản Trọng ở nước Tề. Ông chính là một gương mẫu của chức quan Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc bởi tư tưởng cải cách đất nước và chú trọng thương nghiệp.
Bên cạnh đó, Quản Trọng là Tổ sư gia của nghề ca kỹ ở kỹ viện. Ông đã giúp ca kỹ đường đường chính chính trở thành một nghề dưới sự quản lý của triều đình, bắt đầu thu thuế.
Theo thời gian dần trôi, tượng Quản Trọng được trưng bày trong kỹ viện và được thờ bái như ông tổ nhà nghề, cộng thêm đội chiếc mũ xanh để các kỹ nữ nhớ rõ bản thân bị xã hội khinh thường như thế nào.
Trùng hợp thay, tượng Quản Trọng cũng được tạo hình cưỡi ngựa cầm đao, râu dài. Thế là khách khứa đã cho rằng kỹ viện cũng thờ Quan Công. Từ đó, hình tượng Quan Vũ mặc trang phục và đội mũ xanh lục ra đời.
Nguồn: Sohu
Thể thao & Văn hóa