Giải mã sự thăng hạng ngoạn mục về chuyển đổi số Thái Nguyên với mô hình ‘máy bay cất cánh’
Thái Nguyên là tỉnh thăng hạng ngoạn mục về chuyển đổi số khi xây dựng thành công mô hình smart city với yếu tố lõi là trung tâm điều hành thông minh (IOC), an toàn thông tin mạng xếp loại A, 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
- 15-03-2022Chân dung vị doanh nhân kín tiếng sở hữu doanh nghiệp muốn đầu tư dự án 5 tỷ USD tại Quảng Trị
- 15-03-2022Vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều khiến nhiều DN có nguy cơ mất hàng trăm triệu USD: Thủ tướng ra chỉ đạo khẩn
- 15-03-2022Lộ diện địa phương lọt top tỷ lệ người dân mua ô tô nhiều nhất, nhưng không thuộc top 10 tỉnh thành có GRDP bình quân đầu người cao nhất năm
Năm 2020, tỉnh Thái Nguyên vẫn đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng Vietnam ICT Index. Thế nhưng, sau năm 2021, Thái Nguyên xếp thứ 12/64 tỉnh thành trên cả nước về chuyển đổi số; trong đó, chỉ số về chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc.
Mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 7 địa phương xếp loại A (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt), nhóm dẫn đầu cả nước.
Toàn tỉnh đã cung cấp 100% thủ tục hành chính cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công của tỉnh; thành lập Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh; đưa vào sử dụng phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử"; chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Thái Nguyên.
Điều gì đã giúp Thái Nguyên thăng hạng ngoạn mục về chuyển đổi số như vậy trong khi trước đó tỉnh này chưa từng nổi tiếng về ứng dụng công nghệ thông tin?
Trước tiên, yếu tố nội bộ tỉnh được coi là quan trọng bậc nhất là sự quan tâm đặc biệt tới chuyển đổi số của lãnh đạo tỉnh. Đây được coi là nhân tố quan trọng tiên quyết vì nếu không có sự thúc đẩy mạnh mẽ của những người đứng đầu tỉnh ở cấp cao nhất đến tất cả các cơ quan, bộ phận, đối tác có liên quan, chuyển đổi số không thể thành công.
Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh Thái Nguyên.
Trước tiên, yếu tố nội bộ tỉnh được coi là quan trọng bậc nhất là sự quan tâm đặc biệt tới chuyển đổi số của lãnh đạo tỉnh. Đây được coi là nhân tố quan trọng tiên quyết vì nếu không có sự thúc đẩy mạnh mẽ của những người đứng đầu tỉnh ở cấp cao nhất đến tất cả các cơ quan, bộ phận, đối tác có liên quan, chuyển đổi số không thể thành công.
Còn với bên ngoài, việc lựa chọn được đối tác tư vấn cũng như thực thi các dự án quan trọng nhất của chuyển đổi số cũng có vai trò quan trọng không kém. Trong đó, bài toán lựa chọn được mô hình đúng và đem lại hiệu quả nhanh cho tiến trình chuyển đổi số.
Trên thực tế, rất nhiều dự án chuyển đổi số thực hiện chưa thấy hiệu quả rõ nét vì mô hình cũng như cách làm chưa phù hợp, riêng Thái Nguyên thì khác.
Cách thức mà tỉnh này thực hiện chiến lược chuyển đổi số kể từ năm 2021 tương đối giống với mô hình "máy bay cất cánh" mà Tony Saldanha - nhà lãnh đạo công nghệ nổi tiếng về các dự án chuyển đổi số của Tập đoàn P&G (Phó Chủ tịch CNTT và Dịch vụ chia sẻ toàn cầu).
Theo đó, để các dự án chuyển đổi số thực hiện thành công, 2 yếu tố cực kỳ quan trọng là tốc độ và kỷ luật. Thế nhưng, muốn đảm bảo được tốc độ trong các dự án chuyển đổi số mà vẫn đảm bảo được yếu tố an toàn và hiệu quả, mô hình vận hành kiểu "máy bay cất cánh" cần được áp dụng.
Để một chiếc máy bay cất cánh an toàn thì cần danh sách rất nhiều việc phải kiểm tra, nếu hoàn tất toàn bộ danh sách thì khả năng máy bay cất cánh an toàn là chắc chắn gần như 100%. Trong các dự án chuyển đổi số, nếu lãnh đạo tỉnh biết được một checklist cần làm và kiểm tra khi thực hiện - đặc biệt là với những dự án trọng điểm, thì việc tăng tốc nhanh nhưng vẫn an toàn và hiệu quả là khả thi.
Vậy làm thế nào để có một checklist như vậy? Đó là việc lựa chọn được đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thành công, với mô hình chuẩn về dự án đó. Thái Nguyên đã chọn Tập đoàn Viettel làm tư vấn và thực thi dự án đặc biệt quan trọng cho smart city của tỉnh.
Trước khi tư vấn và thực hiện dự án với Thái Nguyên, Viettel đã tư vấn và cùng tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thành công Trung tâm giám sát và điều hành thông minh, đoạt giải thưởng lớn ở hạng mục "Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á" tại Telecom Asia Awards 2019. Dự án mà Tập đoàn Viettel thực hiện cho Thừa Thiên Huế cũng được hoàn thành giai đoạn đầu tiên chỉ trong chưa tới 1 năm.
Trung tâm giám sát và điều hành thông minh Thừa Thiên Huế - dự án do Tập đoàn Viettel tư vấn và phát triển, đoạt giải thưởng lớn ở hạng mục" "Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á" tại Telecom Asia Awards 2019.
Tiếp đó, mô hình thành phố thông minh mà Tập đoàn Viettel đã xây dựng cho nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam, tiếp tục đoạt giải thưởng lớn ở hạng mục "The Smart Cities Awards" tại Giải thưởng truyền thông thế giới (World Communication Awards 2021). Nói cách khác, Tập đoàn Viettel đã sở hữu một mô hình "máy bay cất cánh" cho việc xây dựng và vận hành các dự án về thành phố thông minh.
Sự sẵn sàng về công nghệ và nguồn nhân lực giúp Viettel nhanh chóng triển khai "may đo" thành công một số dự án lớn của Chính phủ về chuyển đổi số, đặc biệt là trong thời điểm mấu chốt trong đại dịch. Viettel đã phối hợp với ngành y tế triển khai kết nối hơn 1.000 cơ sở y tế với hệ thống Telehealth trong thời gian kỉ lục chưa đến 45 ngày, nhanh hơn 15 ngày so với mục tiêu đặt ra.
Khi dịch bùng phát ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, chỉ trong bảy ngày, Viettel đã kết nối tích hợp 3.000 camera giám sát tại các khu vực cách ly ở các tỉnh phía Bắc. Viettel cũng là đơn vị xây dựng App Sức khỏe Việt Nam chỉ trong vòng 6 ngày và hệ thống "Tờ khai y tế điện tử" chỉ trong 48 giờ.
Giải thích thêm việc cần thực hiện về chuyển đổi số với tốc độ nhanh, một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Viettel tiết lộ: "Trong chuyển đổi số, tầm quan trọng của tốc độ không chỉ vì đó là một vấn đề cấp bách mà bởi nó tạo ra nhiệt huyết, động lực và tư duy đúng đắn. Cũng giống như máy bay, muốn cất cánh được trên đường băng thì phải tăng tốc thật nhanh".
Có thể thấy, thần tốc là một đặc điểm nổi bật của Viettel khi thực hiện nhiều dự án quan trọng về viễn thông trong quá khứ - đặc biệt là xây dựng hạ tầng mạng lưới. Còn với yếu tố kỷ luật trong việc thực hiện dự án chuyển đổi số thì kỷ luật quân đội vốn là một đặc điểm cốt lõi trong vận hành của Viettel, cũng là yếu tố không thể thiếu trong mô hình "máy bay cất cánh".
Một điểm thú vị khác khi thực thi mô hình "máy bay cất cánh" cho các dự án trọng điểm về chuyển đổi số tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam có liên quan đến yếu tố thời gian. Một dự án trọng điểm về chuyển đổi số mà thực hiện mất nhiều năm chưa nhìn thấy hiệu quả sẽ giống như chiếc máy bay chạy chậm trên đường băng nên không thể cất cánh. Không người lãnh đạo cấp cao của tỉnh nào lại muốn nhìn thấy tình trạng "máy bay không thể cất cánh" với dự án trọng điểm về chuyển đổi số ở địa phương mình.
Tất nhiên, ở đây phải quay lại với yếu tố tốc độ và kỷ luật của chính chủ dự án chuyển đổi số của các tỉnh. Nếu như dự án không nhận được sự chỉ đạo quyết liệt, thần tốc và kỷ luật thép từ lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh thì nó cũng khó lòng "cất cánh".
ICT News