MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải pháp để doanh nghiệp việt nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại 4.0

07-06-2019 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp bứt tốc trong sản xuất, kinh doanh mà còn tạo thế trận cạnh tranh khốc liệt - nơi những người nhanh chóng thích nghi và thay đổi sẽ chiếm lĩnh ưu thế.

Vậy các doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng cao sức cạnh tranh?

Chuyển biến của thị trường theo thời gian

Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, đạt 5,1% GDP vàonăm 1990. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở thời điểm đó vẫn gặp nhiều khó khăn khi nguồn điện thị trường miền Trung và miền Nam không đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng kinh tế.

Năm 1994, đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam mạch 1 được hoàn thành đã viết một trang mới cho cuộc sống người dân, đồng thời mở ra con đường rộng lớn cho doanh nghiệp Việt. Giai đoạn phát triển đó được đánh dấu bằng sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Chỉ sau 5 năm, đến năm 1995, chỉ số GDP đạt 9,5%, một phần nhờ hệ thống sản xuất mới được áp dụng nhờ nguồn năng lượng điện được kết nối sâu rộng.

Công trình đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam mạch 1 cũng là dấu ấn đầu tiên của tập đoàn Schneider Electric khi đặt chân đến Việt Nam, với mong muốn mang nguồn điện đến khắp mọi miền, gia tăng hiệu quả sản xuất đang kể. Để từ đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị sử dụng và quản lý điện gia tăng, Schneider Electric Việt Nam không ngừng mang đến những sản phẩm và giải pháp năng lượng hữu ích cho cả người dân lẫn các tổ chức, doanh nghiệp.

Giải pháp quản lý năng lượng - hệ số chung cho tất cả doanh nghiệp

Là tập đoàn tiên phong trong số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric mang đến những sản phẩm và giải pháp năng lượng vượt trội cho doanh nghiệp. Trong suốt hành trình 25 năm tại Việt Nam, Schneider Electric không ngừng hiện thực hóa triết lý kinh doanh "Life is On - Cho cuộc sống thăng hoa" thông qua các hoạt động kinh doanh nổi bật. Chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, tập đoàn khai trương văn phòng đại diện tại TPHCM và Hà Nội với các phân khúc thị trường trọng điểm: Trung tâm dữ liệu (Data Centre); Chăm sóc sức khoẻ (Healthcare); Công nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản và kim loại (Mining, Mineral Metal); Công nghiệp dầu khí và đốt (Oil & Gas); Điện (Utilities); Nước và nước thải (Water & Waste Water).

Giải pháp để doanh nghiệp việt nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại 4.0 - Ảnh 1.

Ông Yoon Young Kim – Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam, Myanmar và Campuchia điểm lại những dấu mốc đang nhớ trong 25 năm qua của Schneider Electric.

Năm 2013, Hội thảo và triển lãm quốc tế XEE lần đầu tiên được Schneider Electric và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức nhằm giới thiệu và hướng dẫn quản lý sử dụng năng lượng một cách hiệu quả thu hút gần 2.000 người tham gia. Năm 2015, tập đoàn khánh thành nhà máy tại khu công nghệ cao quận 9 để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tại Việt Nam và trên toàn cầu. Năm 2018, Schneider Electric đã cung cấp sản phẩm thông minh cho khoảng 7.000 căn hộ tại Việt Nam.

Năm 2018 Schneider Electric đã ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với tập đoàn FPT trong việc phát triển và triển khai nền tảng công nghệ EcoStruxure trước sự chứng kiến của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Công Hòa Pháp Édouard Philippe. Bên cạnh đó Schneider Electric cũng ký kết hợp tác chiến lược với Công ty gỗ An Cường - công ty số 1 tại Việt Nam về vật liệu, giải pháp và nội thất làm từ gỗ công nghiệp và với nhiều đối tác hàng đầu trong ngành trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất tủ Prisma iPM Chiến lược hợp tác này giúp Schneider Electric mở rộng nguồn nhân lực chuyên môn, không ngừng phát huy vị thế tiên phong của mình, đồng thời hoàn thiện danh mục sản phẩm để nâng cao năng lực, phục vụ các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.

Giải pháp để doanh nghiệp việt nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại 4.0 - Ảnh 2.

Schneider Electric ký kết hợp tác chiến lược với FPT tháng 11/2018 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Pháp và Thủ tướng Việt Nam.

Tầm nhìn và mục tiêu sứ mệnh của Schneider Electric là cung cấp EcoStruxure – giải pháp của hiện tại và tương lai cho các doanh nghiệp Việt để tối ưu hóa quản lý quản lý năng lượng hiệu quả, đảm bảo cung cấp một nguồn năng lượng liên tục và bền vững. EcoStruxure cho phép Schneider Electric, các đối tác và khách hàng là người dùng cuối có thể phát triển các giải pháp công nghệ thông tin trên diện rộng, nâng cấp khả năng kết nối và xử lý dữ liệu để tạo ra hệ thống kiểm soát, quản lý và cung cấp kết quả phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp theo thời gian thực.

Cụ thể, EcoStruxure Machine đã hỗ trợ cho nhiều nhà máy trọng điểm của Việt Nam cung cấp nước và xử lý nước thải, F&B, OEM, quản lý năng lượng hiệu quả. EcoStruxure Building với khả năng cung cấp toàn diện các nền tảng cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, hỗ trợ xây dựng một thành phố thông minh cho hiện tại và tương lai - nơi mọi thứ tự động kết nối với nhau.

Ông Yoon Young Kim - Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam, Myanmar và Campuchia cho biết: "Tập đoàn cam kết lan tỏa và xây dựng các giá trị cộng đồng mang tính bền vững. Chúng tôi liên tục cải tiến và cập nhật, đón đầu xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 để cung cấp giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả, an toàn, tin cậy, kết nối, và bền vững cho các doanh nghiệp và người dùng".

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên