Giải pháp tài chính “đo ni đóng giày” cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Chiếm số lượng đông đảo trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ (super small enterprise - SSE) được ví là một phần “xương sống” của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chung mà hầu hết các doanh này gặp phải khi có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh là: Quy mô nhỏ, hành trình kinh doanh chưa dài, uy tín thương trường không đảm bảo, doanh thu chưa ổn định,...Vậy đâu là lối ra cho việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp SSE ?
SSE gặp khó về tín dụng
Đánh giá về tình hình tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV), trong đó bao gồm SSE, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng mới đây cho biết, có khoảng 590.000 DNNVV hoạt động tính đến cuối năm 2016, trong số đó có 68% là siêu nhỏ.
Tín dụng dành cho khối này chưa cao (mặc dù đây là một trong các lĩnh vực ưu tiên tín dụng theo chủ trương của NHNN-PV) theo TS Cấn Văn Lực, có nhiều nguyên do. Trong đó, nguyên nhân chính là nhóm SSE không có đủ sự “bảo chứng” để các ngân hàng cấp tín dụng bởi doanh thu thấp (dưới 20 tỷ), ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại, dịch vụ và rất nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp, đi lên từ hộ kinh doanh gia đình,…
Thừa nhận điều này, anh Quang Thắng, chủ một doanh nghiệp siêu nhỏ mới khởi nghiệp được hơn 1 năm cho hay, vốn mơ ước đưa các sản phẩm mây tre lá ra thị trường nước ngoài, anh đã thành lập công ty chuyên sản xuất mặt hàng này tại ngôi nhà của vợ chồng anh. Để có tiền đầu tư kinh doanh, anh đã cầm cố ngôi nhà.
Giờ đây, khi muốn có thêm vốn thì anh không biết phải làm sao. “Nhiều bạn bè của tôi làm ăn kinh doanh đều gặp khó khăn tương tự. Chúng tôi rất hy vọng có một giải pháp tiếp cận tín dụng đơn giản, nhanh gọn, toàn diện mà chi phí hợp lý để chủ động và được nhiều cơ hội kinh doanh”, anh Thắng nói.
Lối ra cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Hiện nay, việc “tiếp vốn” cho các doanh nghiệp SSE đã được nhiều ngân hàng dần triển khai. Tuy nhiên, ngay cả khi các ngân hàng “nới” quy định về tài sản thế chấp và đẩy nhanh thời gian thẩm định, giải ngân, nhiều SSE vẫn đứng rất xa nguồn vốn. Do đó, việc cởi “nút thắt” về vốn cho doanh nghiệp SSE càng trở nên cấp thiết.
“Bước vào quý III, chúng tôi chạy đôn chạy đáo đi gõ cửa ngân hàng vì cần vốn cho lượng hàng sẵn sàng vào mùa Tết. May mắn là đi nhiều, cũng gõ “trúng” một ngân hàng là Maritime Bank. Họ rất “dễ thương” khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của chúng tôi và hướng dẫn tỉ mỉ cặn kẽ”, chị Thu Thảo, chủ một công ty may mặc nhỏ ở TP.HCM cho biết.
Chị Thảo cũng chia sẻ thêm: “Thật bất ngờ khi doanh nghiệp của tôi được duyệt cho vay với hạn mức lên đến 6 tỷ và có thể được cấp vốn nhiều lần mà không cần phải làm lại thủ tục giấy tờ mỗi khi có nhu cầu vay trong vòng 1 năm, miễn sao số tiền vay không vượt quá hạn mức được cấp. Nhờ có sự hậu thuẫn của Maritime Bank mà công việc của công ty tôi thuận lợi hơn, nỗi lo về vốn được giải tỏa”.
Chung niềm vui về việc được “quẳng gánh lo” về vốn, anh Quang Thắng, hồ hởi chia sẻ: “Ngoài mây tre lá, tôi muốn mở rộng sang mặt hàng gốm sứ nhưng không biết “đào” đâu ra vốn. Tôi đánh liều tìm đến Maritime Bank để vay thế chấp bằng hợp đồng xuất khẩu và rất vui mừng vì đã được chấp nhận hồ sơ bởi các doanh nghiệp mới và nhỏ thường bị từ chối khi “gõ cửa” ngân hàng. Bây giờ, mỗi khi cần thanh toán cho đối tác, tôi chỉ cần cung cấp hóa đơn VAT là ngân hàng sẽ chuyển tiền cho nhà cung cấp của công ty mà không cần xuất trình hợp đồng hay chứng minh giấy tờ mua bán, vận chuyển,… Như vậy, tôi có thể thực hiện tốt cam kết của mình với đối tác, dần dần xây dựng uy tín để có thêm được nhiều khách hàng khác”.
Đó chỉ là một vài giải pháp mà ngân hàng này đưa ra nhằm được “nâng đỡ”, tìm kiếm lối ra nguồn vốn cho các SSE hiện nay.
Đại diện Maritime Bank cho biết: “Maritime Bank hiểu rằng các doanh nghiệp SSE có nhu cầu thực hiện các đơn hàng ngắn hạn nên đã tiên phong giới thiệu các giải pháp tín dụng riêng với thủ tục giấy tờ đơn giản, dễ tiến hành, dễ thực hiện. Với gói giải pháp tín dụng này, Maritime Bank tin rằng các khách hàng sẽ được hỗ trợ tốt hơn.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên Ngân hàng cũng đã cho ra đời Cộng đồng JOY Maritime Bank, nơi giúp các doanh nghiệp kết nối với 1.5 triệu khách hàng cá nhân của Ngân hàng đồng thời các doanh nghiệp cũng sẽ được Maritime Bank hỗ trợ thực hiện nhiều chương trình truyền thông hiệu quả để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới”.
Luôn tiên phong mang đến những trải nghiệm khác biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp, trong tháng 10 vừa qua, Maritime Bank đã được Tổ chức Capital Finance International trao tặng Giải thưởng Ngân hàng có sáng kiến và đóng góp nổi bật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017.
Chú thích: Phát biểu TS Cấn Văn Lực: Nguồn Hội thảo Giải pháp tín dụng cho DNNVVV - VCCI tổ chức ngày 5/10.