Giải quyết nợ xấu: Sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị
Nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế. Để giải quyết được nợ xấu, cần sự vào cuộc của cả khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị.
- 24-05-2017Ngân hàng “bình thường” có được hỗ trợ xử lý nợ xấu?
- 24-05-2017LS Trương Thanh Đức: Đa số nợ xấu đều có tài sản bảo đảm nhưng lại quá khó và chậm được xử lý để thu hồi
- 23-05-2017“Cần xử lý nợ xấu bằng hành động”
- 23-05-2017Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 2/2017 là 2,56%
- 23-05-2017Điểm nghẽn xử lý nợ xấu chính là tài sản đảm bảo
- 07-09-2016Các ngân hàng Trung Quốc "bán mình" để giải quyết nợ xấu
- 03-05-2016Giải quyết nợ xấu có thực sự khó?
Nợ xấu từ 4 - 5 năm nay luôn được coi là điểm nghẽn của dòng vốn trong nền kinh tế. Và trong kì họp Quốc hội lần này, Nghị quyết về xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng sẽ được bàn thảo. Nếu được thông qua, đây có thể coi là sự cởi trói lớn nhất về cơ chế, chính sách đối với nợ xấu.
Thông thường, khi muốn vay vốn từ ngân hàng, người đi vay hầu hết sẽ phải thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng. Nhưng khi người vay vốn không trả được nợ, có nghĩa là nợ xấu phát sinh. Theo logic, lúc này, chủ nợ - ngân hàng sẽ là người đứng ra xử lý tài sản thế chấp, để thu hồi vốn.
Nhưng thực tế, lại không hề đơn giản vậy. Để xử lý được một tài sản thế chấp, sẽ phải tuân theo rất nhiều luật, quy định, kể cả ra tòa cũng mất từ 3 - 5 năm mới xử lý xong một tài sản thế chấp. Do vậy, quy trình xử lý tài sản thế chấp nên được rút gọn. Ngân hàng sẽ được quyền xử lý tài sản thế chấp.
Có thể nói, nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế. Để giải quyết được nợ xấu, cần sự vào cuộc của cả khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị. Khi những nút thắt về cơ chế, chính sách đối với việc xử lý nợ xấu được ban hành sát thực tế hơn, kì vọng về việc giải quyết "cục máu đông" nợ xấu cho cả nền kinh tế sẽ sáng sủa hơn trước.
VTV1