Giảm chi phí, tối ưu chỉ số tài chính - Cách doanh nghiệp "sinh tồn" qua Covid
Hiểu được ý nghĩa các chỉ số tài chính tức thời, chủ doanh nghiệp/CEO sẽ quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả để ra được quyết định chuẩn xác, tiết giảm chi phí, tối ưu chỉ số tài chính giúp doanh nghiệp "sinh tồn" qua đại dịch và bật lên phát triển sau “kỳ ngủ đông”.
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, CEO/chủ doanh nghiệp cần hiểu và bảo vệ được "sức khỏe" tài chính của doanh nghiệp mình. Bởi muốn tồn tại hay tận dụng được cơ hội để phục hồi doanh nghiệp trước những tác động nặng nề của Covid-19, doanh nghiệp cần hoạch định một chiến lược tài chính làm "bệ đỡ" chắc chắn để triển khai các hoạt động còn lại.
Nhằm kịp thời hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme) phối hợp cùng MISA tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến với chủ đề "Hiểu chỉ số tài chính – Khám sức khỏe doanh nghiệp thời kỳ Covid". Với chủ đề thiết thực, chuỗi hội thảo này đã thu hút hơn 2000 CEO/chủ doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia.
Tài chính – "huyết mạch" của một doanh nghiệp
Khẳng định vai trò của tài chính trong một doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hanoisme chia sẻ: "Có thể nói, tài chính giống như lượng máu lưu thông trong một cơ thể sống là doanh nghiệp. Dịch Covid sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, gây ra các chỉ số tài chính tiêu cực – những "cục máu đông" mà chủ doanh nghiệp/CEO cần phát hiện kịp thời và đưa ra giải pháp như thuốc chữa bệnh, thì mới duy trì được hoạt động của doanh nghiệp."
Diễn giả Đoàn Hữu Cảnh nhấn mạnh 6 số liệu mà chủ doanh nghiệp/CEO cần nắm bắt kịp thời, chính xác.
Tại sự kiện, chuyên gia tài chính Đoàn Hữu Cảnh - Trưởng ngành Tài chính ngân hàng ĐH Phương Đông, Phó Giám đốc Học viện OneSmart chia sẻ: "Chủ doanh nghiệp/CEO không cần trực tiếp tính toán hệ thống các chỉ tiêu và tỷ số tài chính vì đã có bộ phận kế toán và công cụ phần mềm hỗ trợ, nhưng cần hiểu được ý nghĩa của từng chỉ số đó để đưa ra các quyết định tài chính điều chỉnh chính xác, kịp thời, đảm bảo hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Nếu chỉ nhìn lợi nhuận tốt nhưng quản trị dòng tiền không tốt, doanh nghiệp cũng có thể bị “đột quỵ” ngay ngày mai vì có rất nhiều rủi ro tiềm tàng về khả năng thanh khoản như: hàng tồn kho quá nhiều, đối tác mất khả năng thanh toán, bị phá sản hoặc tuyên bố giải thể."
Tiết giảm chi phí, tối ưu chỉ số tài chính – Cách thức "vượt bão" Covid cho mọi doanh nghiệp
Cũng theo ông Đoàn Hữu Cảnh, khi doanh thu bị ảnh hưởng từ Covid thì doanh nghiệp cần điều chỉnh tương ứng các chỉ số khác như hàng tồn, các khoản chi phí… Bên cạnh đó, nếu chủ doanh nghiệp/CEO đợi đến cuối kỳ báo cáo mới có số liệu và điều chỉnh thì sẽ thiếu tính kịp thời.
Vì vậy, không chỉ cần hiểu đúng, chủ doanh nghiệp/CEO phải cập nhật, theo dõi liên tục các chỉ số tài chính thì mới có thể xây dựng kịch bản ứng phó nhanh chóng, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bối cảnh thị trường. Điều này sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian nếu chỉ chờ đợi các báo cáo thủ công từ kế toán.
Trong sự kiện, bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA – một đơn vị đã có gần 27 năm kinh nghiệm đồng hành cùng công tác tài chính – kế toán và quản trị của hơn 170.000 doanh nghiệp – chia sẻ: "Bối cảnh dịch bệnh đặt ra yêu cầu làm việc từ xa cho mọi doanh nghiệp. MISA cũng đã phát triển phần mềm AMIS Kế toán hoàn toàn online và đáp ứng tất cả các nghiệp vụ cho mọi loại hình doanh nghiệp từ thương mại, dịch vụ đến xây lắp, sản xuất. Nhờ vậy mà chủ doanh nghiệp/CEO sẽ luôn có được các số liệu cập nhật về tài chính kể cả trong giãn cách vì kế toán đã có thể làm việc tại nhà hay bất cứ đâu…"
Mô hình hệ sinh thái liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp của AMIS Kế toán.
Bà Thúy cũng chỉ ra AMIS Kế toán được đơn vị này phát triển để trở thành 1 hệ sinh thái toàn diện cho công tác quản trị tài chính – kế toán. Cụ thể, hệ thống kế toán được tích hợp với các hệ thống khác trong nội bộ doanh nghiệp như nhân sự, bán hàng… để ghi nhận số liệu về chi phí, doanh thu một cách tự động. Đồng thời, AMIS Kế toán cũng liên kết với các hệ thống bên ngoài doanh nghiệp như Thuế, Bảo hiểm xã hội, ký số, hóa đơn điện tử của bất kỳ đối tác nào…
Được biết, điểm nổi trội là các số liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục, thay vì phải chờ đợi báo cáo từ các bộ phận khác, làm chậm trễ việc ra quyết định, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp… Đây là cơ sở để doanh nghiệp ứng biến kịp thời và giảm nhẹ tác động tiêu cực từ Covid lên hoạt động doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về phần mềm này và các chính sách ưu đãi tại đây.