MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám đốc ADB: Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh

Giám đốc ADB: Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh

Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế. Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh.

Chiều 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) cho biết: Trong bối cảnh chúng ta dự đoán mức tăng trưởng của Mỹ, EU đang gặp bất lợi, cơ quan này đã có chương trình và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới trong thời gian tới. Đó là những vấn đề lạm phát đang tăng cao tại Mỹ, châu Âu, những bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2022 đang phải đối mặt với sự phát triển chậm của kinh tế thế giới. Chúng ta phải đối mặt với những cú sốc, tác động của đại dịch COVID-19, khủng hoảng y tế, cũng như những chính sách liên quan đến xử lý nợ công,…

Trước những vấn đề này Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế.

Đại diện ADB cho rằng, nhu cầu thị trường trong nước cũng đang được tăng lên, những kênh tiêu dùng cũng được tăng cường, bán lẻ đang cao. Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh.

Năng suất, sản lượng công nghiệp tăng đáng kể đặc biệt là trong quý II, quý III. Những nền tảng của nền kinh tế cũng đang được phục hồi nhanh, đặc biệt với sự tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ cũng đã phát huy rất hiệu quả, tác động đến tiêu dùng rất tích cực.

ADB dự báo từ tháng 4 kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% vào năm nay. ADB cũng muốn duy trì dự báo này cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Theo đại diện ADB, sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến sự xuất khẩu của Việt Nam, những ngành công nghiệp sử dụng lao động cao cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tăng cường sự tự cường của nền kinh tế

Theo ADB, việc giải ngân đầu tư công cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhưng vẫn phải tăng cường sự tự cường của nền kinh tế, đặc biệt tiến hành nhanh thúc đẩy kế hoạch phát triển kinh tế.

Đối với việc tăng giá năng lượng, cần phải có chính sách hỗ trợ trong dài hạn, ngắn hạn cũng như trung hạn, mở rộng cơ sở thuế.

Để có thể duy trì được sự tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự phục hồi bền vững, Việt Nam cần tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ cũng như chuyển đổi số; tăng cường tính minh bạch, tạo sự công bằng giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

ADB sẽ luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam

Để thực hiện lộ trình việc phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần phải thực hiện những chiến lược để phát triển nền năng lượng có hiệu quả cao. Do vậy cần phải có chính sách tổng thể huy động nguồn lực của cả nhà nước, tư nhân và đặc biệt điều chỉnh thị trường.

Trong bối cảnh như vậy, ADB khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.

"Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ Chính phủ để nghiên cứu chính sách khả thi liên quan đến ngành năng lượng của Việt Nam; đưa ra giải pháp, gợi ý cho Chính phủ Việt Nam.

Do vậy, chúng tôi rất mong muốn Thủ tướng Chính phủ có thể có những hướng dẫn, chỉ đạo để có thể điều hành hiệu quả nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nhiều bất ổn như hiện nay", đại diện ADB nhấn mạnh./.

Theo PV

VGP

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên