Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Đáng lo ngại nhất ở Hải Dương là nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia chỉ ra thủ phạm khiến dịch COVID-19 ở Hải Dương vẫn phức tạp và các biện pháp cần thiết để dập dịch hiệu quả.
- 15-02-2021Hà Nội ra thông báo khẩn với người đi, đến, về từ Cẩm Giàng, Hải Dương
- 15-02-2021Việt Nam ghi nhận thêm 40 ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội và Hải Dương
- 15-02-2021Phát hiện thêm ca dương tính SARS-CoV-2 có liên quan người đàn ông Nhật Bản tử vong
Trong khi Covid-19 ở các tỉnh thành có dịch đã giảm mạnh (6/13 tỉnh thành không ghi nhận ca bệnh nhiều ngày nay) thì tại Hải Dương tình hình vẫn đang "nóng". Ngày 13/2 có 47/53 ca mắc Covid-19 trên cả nước là của Hải Dương, ngày 14/2 buổi sáng thêm 10 ca mắc.
Tại Hải Dương, có 2 điểm cách ly tập trung nhiều công nhân từ Công ty Poyun. Tại điểm cách ly của Trường Trung cấp nghề Việt Nam – Canada, ghi nhận 66 ca từ F1 chuyển thành F0 và Trường tiểu học Chu Văn An có 14 ca từ F1 chuyển thành F0.
Liên tiếp có tới 80 F1 đang cách ly tại 2 khu cách ly trên trở thành bệnh nhân dương tính. Đoàn khảo sát cho biết có nhiều vấn đề về bố trí sắp xếp khu cách ly, ví dụ: người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người có bệnh nền, phụ nữ có thai... đáng lẽ ra phải cách ly riêng nhưng vẫn cách ly chung.
GS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho rằng vấn đề ở Hải Dương đáng lo ngại nhất là nguy cơ có lây nhiễm chéo trong khu cách ly và chưa cắt đứt được chuỗi lây. GS Tuấn nói rằng trong khu cách ly không thực hiện giãn cách, vì vậy khó dập dịch sớm.
TS. Trương Anh Thư, Phụ trách Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai, cho biết nếu có một ca F1 dương tính, các đối tượng chung phòng với F1 dương tính này cần được cách ly ra một khu vực khác. Đây cần được xem là cấp độ cách ly cao nhất, nghiêm ngặt nhất cần có người giám sát chặt chẽ.
Theo BS Khanh, trong khu cách ly cần thiết kế lối đi riêng cho người cách ly, xử lý chất thải… đúng quy định. Ngoài ra, khu cách ly cần giãn cách đảm bảo đủ khoảng cách an toàn. Không nên cách ly chung người có yếu tố nguy cơ cao với người có nguy cơ thấp hơn.
Hiện nay, bác sĩ Khanh cho biết thực tế nhân viên tại khu cách ly đã được huấn luyện nhưng chưa chuyên nghiệp. Chúng ta phải tuyệt đối lưu ý trong thời gian chờ xét nghiệm, tất cả trường hợp nghi ngờ phải được xem là người có virus và cần được cách ly nghiêm ngặt.
BS Khanh cho rằng nếu cách ly không cẩn trọng có thể biến khu cách ly thành ổ dịch.
Mặt khác, ý thức của người cần cách ly cũng rất quan trọng. Khi vào khu cách ly dù mình âm tính vẫn cần phải giữ khoảng cách an toàn. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, mỗi người dân đều có thể là một mắt xích của nguồn lây nhiễm. Nếu chúng ta không tự ý thức cách ly để bảo vệ người khác thì không khéo mình sẽ trở thành một nguồn lây cho những người khác trong khu cách ly.
Được biết, ngày 15/2, Bệnh viện Bạch Mai đã chi viện thêm 3 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn cho Hải Dương nhằm tăng cường giám sát chặt chẽ tại các khu cách ly.
Tổ công tác về kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai đã cùng ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó trưởng đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Hải Dương, kiểm tra 2 điểm cách ly tập trung là Trường Trung cấp nghề Việt Nam - Canada và Trường Tiểu học Chu Văn An thuộc TP Chí Linh.
Doanh nghiệp và tiếp thị