Giám đốc Công ty bán xe buýt nhanh BRT cho Hà Nội: 'Chúng tôi chết vì xe này'
Giám đốc Công ty CP Thiên Thành An cho biết, từ sau "lùm xùm" liên quan dự án xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội từ năm 2016 đến nay, công ty đã không còn kinh doanh và vỡ nợ.
- 16-12-2021Tech Wire Asia: Đằng sau việc Vingroup xây nhà máy pin ô tô điện trị giá 4.000 tỷ đồng tại Hà Tĩnh
- 16-12-2021Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam thay đổi ra sao sau một thập kỷ?
- 15-12-2021Mỗi phút, khoảng 14 sản phẩm của DNVVN Việt Nam được bán trên sàn, sếp Amazon khẳng định tăng trưởng ở Việt Nam cao hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ liên danh Công ty CP Thiên Thành An trúng Gói thầu Đoàn xe buýt nhanh (BRT) - giai đoạn 1 do Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.
Đồng thời, cơ quan thanh tra cũng kết luận, Hợp phần I - Xe buýt nhanh BRT thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội đã sai phạm tổng số tiền hơn 43,5 tỷ đồng.
Trong đó, gói thầu số 04/BRT-TB (BRT CP08) sai phạm số tiền hơn 42,4 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Thiên Thành An xuất bán cho chủ đầu tư 35 xe buýt BRT, giá trị chênh lệch tăng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.
Số tiền hơn 206 triệu đồng đối với đơn giá dịch vụ kiểm tra xe do chủ đầu tư thanh toán nhà thầu vượt so với hợp đồng đã ký, không đúng quy định.
Ảnh: Việt Hùng.
Thanh tra CP đã kiến nghị giao UBND TP.Hà Nội xin ý kiến Bộ KH&ĐT và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền sai phạm hơn 42,4 tỷ đồng.
"Nếu liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An không thực hiện thì UBND thành phố Hà Nội chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật", kết luận thanh tra kiến nghị.
Theo thông tin từ Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia thì Công ty CP Thiên Thành An có mã số đăng ký kinh doanh 0104038463, vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, địa chỉ tại số 11, ngõ C, tổ dân phố Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Liên quan đến kết luận được Thanh tra Chính phủ chỉ ra, đặc biệt, khoản tiền hơn 42,4 tỷ đồng phải nộp lại, trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo Công ty này cho rằng, "theo nội dung hợp đồng thỏa luận liên danh giữa Thiên Thành An và một công ty khác mà chúng tôi chỉ là thành viên, nên kết luận thanh tra đã ghi rõ là đại diện liên danh chứ không phải việc cá nhân".
"Đây là sản phẩm hoàn thiện chứ không phải 2 người, mỗi người 1 phần để lắp vào. Cũng giống như mua cái tivi, người bán là một thành viên nhưng chịu trách nhiệm chính là hãng chứ. Hãng mới là đại diện chính liên danh còn chúng tôi là đại lý", vị này lý giải.
Giám đốc Công ty Thiên Thành An cũng cho hay, "từ sau lùm xùm liên quan dự án xe buýt nhanh BRT đến nay, chúng tôi không buôn bán gì được nữa, bỏ hết và đến chết vì xe này. Chúng tôi mất hết rồi còn đâu nữa. Từ 2 năm nay, không còn tiền mà làm gì nữa, khổ lắm".
Tuyến buýt nhanh BRT01 Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa đi vào vận hành từ 1/1/2017. Dự án được phê duyệt từ năm 2007, với tổng vốn đầu tư cả ngàn tỷ đồng, nhằm kỳ vọng sẽ giải bài toán ùn tắc giao thông.
Trước đó, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, giá mỗi chiếc xe buýt nhanh BRT do Trường Hải cung cấp là trên 5 tỷ/xe, trong đó đã bao gồm thuế là 4,91 tỷ/xe, còn lại, chi phí vận hành, đào tạo lái xe và nộp thuế VAT...
Doanh nghiệp và tiếp thị