MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu: Việt Nam nên nhìn vào Trung Quốc trong vấn đề tăng trưởng nhanh và giải quyết biến đổi khí hậu

Ông Valerio De Luca cho rằng: “Biến đổi khí hậu có thể vẫn chưa trở thành một ưu tiên ngay cả khi Chính phủ hiểu tầm quan trọng của nó. Vì vậy giải quyết biến đổi khí hậu phải kết hợp với tăng trưởng, đầu tư”.

Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu của Chính phủ trong năm 2018. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh: "Tăng trưởng và phát triển của cuộc đua đường trường, chứ không phải cuộc đua nước rút".

Trong Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2018, báo Trí thức trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Valerio De Luca, Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu.

Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu: Việt Nam nên nhìn vào Trung Quốc trong vấn đề tăng trưởng nhanh và giải quyết biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Thưa ông, trái phiếu xanh (green bonds) đã phát triển ở rất nhiều quốc gia trong bối cảnh ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Theo ông, làm thế nào để Việt Nam có thể triển khai thành công trái phiếu xanh?

Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu: Việt Nam nên nhìn vào Trung Quốc trong vấn đề tăng trưởng nhanh và giải quyết biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Trái phiếu xanh là công cụ tài chính rất quan trọng của tài chính xanh. Để triển khai trái phiếu xanh thành công, Việt Nam cần tự do hóa thị trường, thông qua các luật về minh bạch thông tin. Ngoài ra, các dự án sử dụng trái phiếu xanh cũng cần được xác định, như dự án về môi trường và năng lượng.

Điều quan trọng với đầu tư là tiền bạc, nhà đầu tư cần phải biết tiền của họ đi về đâu. Vì vậy, minh bạch thông tin, các báo cáo về dự án là rất quan trọng.

Du lịch đại trà là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Một mặt, du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác, môi trường và các cộng đồng bản địa chịu ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch. Những ví dụ như Sapa, Sơn Đòong minh họa rất rõ thực trạng này. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này và đâu là giải pháp cho Việt Nam?

Tôi nghĩ rằng du lịch là một động lực để phát triển kinh tế. Nhưng tất nhiên du lịch phải đi đôi với hòa nhập xã hội, tôn trọng môi trường và cộng đồng tại địa phương. Chính phủ cần bảo vệ các cộng đồng cũng như bảo vệ môi trường.

Du lịch thật sự là một động lực quan trọng đối với Việt Nam, nhưng mọi người cần hiểu rằng họ có thể đang lạm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, các doanh nghiệp đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường, cộng đồng. Đây không phải là trách nhiệm của riêng Chính phủ. Điều đó có nghĩa là xã hội dân sự cần tham gia cả thúc đẩy du lịch và bảo vệ môi trường.

Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu: Việt Nam nên nhìn vào Trung Quốc trong vấn đề tăng trưởng nhanh và giải quyết biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Ở Việt Nam, đôi khi Chính phủ nghĩ rằng họ có thể giải quyết tất cả mọi thứ nhưng không phải vậy. Chính phủ cần trao quyền cho xã hội dân sự, làm sao để mọi người đều được giáo dục về bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có khả năng cải thiện việc sản xuất kinh doanh. Ở đây, tất cả các bên đều có liên quan.

Du lịch là một cơ hội, du lịch chỉ trở thành nguy cơ khi Chính phủ không thể kiểm soát được.

Bên cạnh du lịch, biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng nặng nề cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long cả về kinh tế và xã hội. Theo ông, Việt Nam cần phải hành động ra sao?

Một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc là giải quyết biến đổi khí hậu, nhất là đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo tôi, Việt Nam có thể học hỏi từ Trung Quốc. Trung Quốc đang thay đổi và có những biến đổi trong xã hội, trở thành một quốc gia xanh hơn. Biến đổi khí hậu có thể vẫn chưa trở thành một ưu tiên ngay cả khi Chính phủ hiểu tầm quan trọng của nó. Vì vậy giải quyết biến đổi khí hậu phải kết hợp với tăng trưởng, đầu tư. Việt Nam vẫn chưa phải là một nước công nghiệp, vì vậy cần kết hợp giải quyết biến đổi khí hậu với ngành công nghiệp.

Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu: Việt Nam nên nhìn vào Trung Quốc trong vấn đề tăng trưởng nhanh và giải quyết biến đổi khí hậu - Ảnh 4.

Các bạn nên nhìn vào Trung Quốc. Họ tăng trưởng nhanh trong quá khứ, nhưng giờ đây do biến đổi khí hậu, họ muốn giảm tốc độ tăng trưởng xuống và đầu tư giải quyết biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường.

Giải quyết biến đổi khí hậu là quan trọng nhưng tất nhiên Việt Nam vẫn cần thu hút đầu tư, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đầu tư cho giáo dục… Tôi nghĩ rằng đầu tư cho giáo dục về biến đổi khí hậu cũng quan trọng. Việt Nam còn sử dụng nhiều xe máy.

Bên cạnh đó, bạn biết không, người dân thức dậy vào mỗi sáng và có rất nhiều thứ phải lo như mưu sinh, con cái. Họ không có thời gian để nghĩ về biến đổi khí hậu. Chính phủ cần đầu tư vào y tế, giáo dục, đảm bảo các nguyên tắc nhân quyền cơ bản cho mọi người. Từ đó mới có thể lôi kéo mọi người giải quyết biến đổi khí hậu. Cả chính phủ và xã hội đều phải chung tay trong vấn đề này.

Vậy có nghĩa là Việt Nam cần ưu tiên nâng cao chất lượng sống của người dân trước khi giải quyết biến đổi khí hậu?

Hai vấn đề này cần được thực hiện song song. Ngân sách Nhà nước là có hạn nên đôi khi Chính phủ phải lựa chọn ưu tiên, ví dụ như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhưng Chính phủ cũng có thể đầu tư vào giáo dục về biến đổi khí hậu. Ô nhiễm có thể xuất phát từ lối sống chứ không hẳn là điều mà Chính phủ có thể dễ dàng chấm dứt. Chính phủ cũng cần kết hợp ưu tiên của mình với tầm nhìn dài hạn.

Giám đốc điều hành Diễn đàn Phát triển bền vững toàn cầu: Người dân Việt Nam có nhiều thứ phải lo, họ không có thời gian nghĩ về biến đổi khí hậu - Ảnh 5.

Theo ông, Việt Nam có thể học hỏi gì từ mô hình khởi nghiệp liên quan đến bảo vệ môi trường hoặc tăng trưởng xanh ở các nước khác?

Nếu không tự do hóa, tư nhân hóa thị trường thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp hay các công ty khởi nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp liên quan đến tăng trưởng xanh, khuyến khích người trẻ khởi nghiệp.

Hoa Kỳ và Đức rất mạnh trong mảng này. Họ đầu tư cho nghiên cứu về đổi mới, về văn hóa và đầu tư cho nguồn lực con người. Ví dụ, Chính phủ Việt Nam có thể miễn thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến bảo vệ môi trường.

Lan Anh
Hoàn Như
Hương Xuân
Ngày 21/1/2018

Lan Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên