MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển: Kinh nghiệm Việt Nam có được trong thời gian qua rất có giá trị, là bài học cho các nước khác!

Trong 2 ngày 18 – 19/1, AVSE Global phối hợp với Học viện Chính sách và Phát triển (dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam (Vietnam Sustainability Forum) tại Hà Nội và Quảng Ninh.

PSG. TS. Đào Văn Hùng Giám đốc, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thành viên Ban tổ chức Diễn đàn, cho biết đây là cơ hội để các chuyên gia không chỉ thảo luận, góp ý cho Việt Nam mà cũng là cơ hội để Việt Nam góp tiếng nói, hoà chung vì sự thịnh vượng toàn cầu.

"Từ bị động chúng ta đã chuyển sang chủ động trong việc tổ chức, tham gia các diễn đàn quốc tế. Kinh nghiệm của Việt Nam trong thời gian qua rất có giá trị, nó sẽ là bài học cho các nước khác", ông Hùng nói.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đào Văn Hùng trước thềm Diễn đàn này.

Thưa ông, nguyên nhân nào khiến AVSE Global phối hợp với Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức Diễn đàn bền vững Việt Nam?

Đầu tiên phải khẳng định rằng, Diễn đàn bền vững Việt Nam (Vietnam Sustainability Forum - VSF) lần này là sự khởi đầu, và dự kiến hai năm Học viện Chính sách và Phát triển cùng Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức một lần.

Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển: Kinh nghiệm Việt Nam có được trong thời gian qua rất có giá trị, là bài học cho các nước khác! - Ảnh 1.

Ảnh: Hoàn Như.

VSF mong muốn tạo dựng một Diễn đàn khoa học chất lượng, thu hút các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, các Tổ chức quốc tế uy tín, các nhà đầu tư tiềm năng, cùng các chuyên gia uy tín trong nước…cùng hội tụ và thảo luận các vấn đề kinh tế, xã hội ở Việt Nam và trên thế giới.

Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Một điều đặc biệt mà Ban tổ chức nhận được trong lần tổ chức này là sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu. Điều này càng làm cho chúng tôi có thêm động lực để tổ chức thành công sự kiện này và quan trọng hơn, vấn đề phát triển bền vững đang được Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc và mong muốn triển khai mạnh mẽ các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Với rất nhiều Diễn đàn kinh tế được tổ chức hiện nay thì đâu là điểm khác biệt của VSF?

Thuật ngữ "bền vững" ngày nay được đặt vào hầu hết các lĩnh vực trong khoa học và đời sống, như là mục tiêu quan trọng chúng ta hướng đến.

Ví dụ, Diễn đàn bền vững thế giới (WSF) đưa ra nghị sự 2030 trong đó nhấn mạnh, những thách thức toàn cầu như nghèo đói, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu chỉ có thể được giải quyết nếu tất cả các nước và các bên liên quan cùng đóng góp để thực hiện mục tiêu "Phát triển bền vững", trong đó có tính đến sự tương tác giữa kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững.

Nghĩa là, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển: Kinh nghiệm Việt Nam có được trong thời gian qua rất có giá trị, là bài học cho các nước khác! - Ảnh 2.

Ảnh: Hoàn Như.

Trong thực tế, phát triển bền vững đang là chủ đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, là vấn đề chung của nhân loại. Đối với Việt Nam, trong các thông điệp của Chính phủ đều chia sẻ quan điểm thông điệp vì một thế giới phát triển hòa bình và thịnh vượng, chia sẻ các quan điểm mục tiêu phát triển bền vững.

Diễn đàn VSF 2018 lần này sẽ có cái nhìn tổng quan hơn các diễn đàn khác về Phát triển bền vững với chủ đề "Nhìn lại mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hoà nhập xã hội", đề cập đa dạng các chủ đề từ các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững.

Diễn đàn làm thế nào để quy tụ được những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có tiếng trên thế giới?

Học viện Chính sách và Phát triển có quan hệ quốc tế với khá nhiều các nhà khoa họa, các tổ chức giáo dục, nghiên cứu danh tiếng trên thế giới. Không chỉ Diễn đàn phát triển bền vững 2018 lần này, mà trong quá trình đào tạo của Học viện cũng thường xuyên có các trao đổi học thuật với các đơn vị, cá nhân này, như: mời giảng bài, hợp tác nghiên cứu, hợp tác đào tạo bồi dưỡng.

VSF lần này, AVSE Global và Học viện đã phối hợp tổ chức và mời các chuyên gia uy tín trên thế giới, các tổ chức nghiên cứu tham gia, họ đều rất háo hức, vui vẻ nhận lời mặc dù đây họ đều rất bận bịu công việc.

Nhiều chuyên gia trong diễn đàn là người Việt, vậy đây có thể xem là một kênh kết nối giữa những người thành danh ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước?

Đúng vậy, hiện nay người Việt Nam thành dành trong lĩnh vực khoa học trên thế giới có khá nhiều và họ đều là những đầu mối quan trọng trong tiếp cận hợp tác khoa học với các cá nhân, tổ chức quốc tế uy tín. Thực tế thì Học viện Chính sách và Phát triển cũng thường xuyên hợp tác khoa học và đào tạo với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài. 

Ngoài ra, GS. Nguyễn Đức Khương hiện là Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu và hợp tác Khoa học Quốc tế, Học viện Hành chính và Quản trị kinh doanh Paris, đồng thời là Chủ tịch AVSE Global và cũng là thành viên tổ tư vấn Chính phủ đã có những kết nối khá thành công với các nhà khoa học Việt Nam trên thế giới. Thời gian qua, các diễn đàn khoa học luôn có sự hiện diện của họ và Diễn đàn lần này như là một minh chứng rõ nét nhất.

Xin cảm ơn ông!

N.Dương Đồ hoạ: Hương Xuân.

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên