Giám đốc kỹ thuật Google: 5 ĐIỀU phải tránh như tránh tà nếu muốn sự nghiệp 'nở hoa', nhiều điều người trẻ hay mắc
Đây là những lời "ruột gan" của vị Giám đốc dành cho mọi người trong quá trình phát triển sự nghiệp.
- 14-05-2024Sự nghiệp đang lên như gió, người mẫu này bất ngờ theo chồng sang Dubai: Chi tiền "khủng" để nuôi dạy con
- 11-05-2024Sao Vbiz ly hôn sau 2 tháng đám cưới vì chồng ngoại tình, giã từ sự nghiệp sang nước ngoài
- 09-05-2024Sau khi vào hè, 4 con giáp này có bước tiến mới trên đường đua sự nghiệp, thăng chức, tăng lương chỉ là chuyện sớm muộn
Ông Daniel Rizea - Giám đốc Kỹ thuật của Google là người có nhiều năm kinh nghiệm. Ông "thần tượng" Charlie Munger - Nhà đầu tư huyền thoại và cánh tay phải của Warren Buffett. Bài học lớn mà ông học được Charlie Munger là: Hãy nghĩ đến những việc sẽ làm khiến bạn thất bại và tránh làm, thay vì chạy theo những mánh khóe để mong thành công sớm.
Dưới đây là 5 điều cụ thể mà ông Daniel Rizea khuyên những người trẻ có thể tham khảo nếu muốn sớm thăng tiến, sự nghiệp ổn định, nhiều cơ hội phát triển.
1. Tránh thúc ép bản thân phải thăng chức khi chưa sẵn sàng
Được thăng chức khi bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng có thể tác động tiêu cực đến bản thân và con đường sự nghiệp của bạn. Daniel Rizea đã chứng kiến nhiều người kiệt sức và bỏ cuộc vì họ làm việc kém hiệu quả ở vị trí mới.
Bạn từ một người đạt thành tích xuất sắc thành một người làm việc dưới mức kỳ vọng ở vị trí mới. Điều này khiến bạn nản lòng, mệt mỏi, rơi vào trạng thái hoài nghi bản thân.
Giám đốc Kỹ thuật của Google tâm sự: "Tôi đã trực tiếp trải nghiệm điều này, nhưng may mắn là tôi đã học bơi sau khi nhảy xuống nước. Nhìn lại, thà đợi thêm một thời gian nữa, trau dồi kỹ năng của mình trước rồi mới thăng chức sau 1 năm. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng ổn, nhưng áp lực rất cao.
Bạn chỉ nên nhận vị trí mới, nhiệm vụ mới khi cảm thấy thoải mái, tinh thần quyết tâm cao độ, biết sẽ phải thực hiện những công việc gì tiếp theo. Bỏ qua điều này có thể hậu quả lớn cho cả bản thân và doanh nghiệp".
Hầu hết mọi người đánh giá quá cao sự sẵn sàng thăng tiến của họ - đó là một thành kiến bình thường. Một cách hay để biết bạn đã sẵn sàng hay chưa là nghĩ xem bạn sẽ thấy thế nào nếu ngày mai được thăng chức. Nếu điều này làm bạn ngạc nhiên thì rất có thể bạn chưa sẵn sàng. Bạn có thể lừa dối người khác, nhưng lừa dối chính mình thì khó.
2. Tránh kiểu làm việc hời hợt
Nhiều người có thái độ làm việc ít cầu tiến, có thể họ chỉ giả vờ tỏ ra chăm chỉ, hoàn thành ở mức tạm chấp nhận được. Kiểu làm việc này ngăn cản sự phát triển của bạn, giảm sự gắn kết của bạn với công việc và hạnh phúc, đồng thời khiến bạn kém may mắn hơn.
Không ít người chỉ làm ở mức tối thiểu, nhận được đánh giá ổn. Một số người còn tự hào chia sẻ các mẹo và thủ thuật trên nền tảng truyền thông xã hội về cách tốt nhất để thực hiện điều này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của bạn vì những cơ hội thay đổi nghề nghiệp sẽ không tới với người lười biếng, kém ý chí.
3. Đừng trốn tránh công việc
Bất kể bạn thông minh đến đâu, bạn vẫn cần phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Vì thế, nếu thấy việc khó thì đừng vội nản chí, trốn tránh. Một số người lãng phí rất nhiều thời gian để tìm đường tắt hay mánh khoé để trốn việc được giao. Họ hả hê và cho rằng bản thân thông minh mà không hề biết thực ra, lãnh đạo đã nhìn thấu hành động này.
Với những bạn trẻ mới đi làm thì càng cần nỗ lực. Hãy can đảm nhận việc, đây là cách để phát triển bản thân nhanh chóng. Đừng tính toán thiệt hơn, vì sau này nhìn lại, bạn sẽ nhận ra: Những thách thức sẽ giúp bạn trưởng thành, tiến bộ rõ rệt.
4. Tránh nhảy việc quá mức
Đây là một điều nữa làm chậm sự phát triển của bạn. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong một thời gian ngắn, nhưng mọi thứ sẽ không ổn định. Bạn sẽ không khá hơn và bạn sẽ không học được những kỹ năng mới nếu liên tục nhảy việc, nhảy công ty.
Ông Daniel Rizea cho biết: "Tôi đã thấy mọi người tự hào về số lượng công việc họ đã làm. Tôi biết về một trường hợp cực đoan với 8 công việc trong vòng 10 năm. Nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bạn cần ít nhất 2 năm để phát triển chuyên môn, kỹ năng mềm? Bởi bạn cần xây dựng niềm tin với đội nhóm, đảm nhận dự án lớn, thực hiện thành công và lặp lại quy trình này một vài lần.
Nếu bạn thay đổi công việc hàng năm, bạn sẽ không bao giờ phát triển đầy đủ kỹ năng của mình. Bạn sẽ bắt đầu nhiều lần từ cùng một vị trí nhưng không bao giờ hoàn thành toàn bộ chu trình".
5. Đừng là người không đáng tin cậy
Sự tin tưởng là điều cần thiết, khó có được và dễ mất đi. Khi một người mới gia nhập công ty, lãnh đạo và đồng nghiệp sẽ đánh giá họ có đủ năng lực và đáng tin cậy hay không. Có một "công thức tin cậy" bao gồm việc cân bằng giữa uy tín, độ tin cậy, sự thân mật và khả năng tự định hướng.
- Sự tín nhiệm gắn liền với lời nói và mức độ đáng tin cậy của bạn. Chuyên môn giúp ích rất nhiều trong việc này.
- Độ tin cậy nằm ở hành động của bạn.
- Sự thân mật liên quan đến cảm giác an toàn về mặt tâm lý của người khác khi họ chia sẻ mọi thứ với bạn.
- Sự tự định hướng gắn liền với động cơ, hành động vì lợi ích của người khác thay vì chỉ vì lợi ích của bản thân.
Nguồn BI
Đời sống & pháp luật