MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám đốc R&D DKRA Việt Nam: Thị trường đất nền TP.HCM phát triển ổn định, nhà đầu tư có xu hướng đổ về các tỉnh lân cận

02-09-2019 - 08:45 AM | Bất động sản

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Việt Nam cho rằng, nếu trước đây, khu ven Sài Gòn và các tỉnh lân cận chủ yếu phát triển phân khúc đất nền phân lô thì hiện nay có một xu hướng rõ nét là nơi đây đã phát triển đầy đủ các phân khúc, bao gồm căn hộ, nhà phố, biệt thự; đất nền phân lô bớt đi rất nhiều.

Ông Hoàng cũng chỉ ra những điểm tích cực của thị trường BĐS Tp.HCM trong vòng 5 năm qua. Trong đó, có một xu hướng rõ nét là BĐS đang phát triển mạnh mẽ ra các tỉnh thành lân cân bên ngoài Tp.HCM.

Theo ông Hoàng, thời gian qua đã có môt số chủ đầu tư đi tiên phong phát triển các dự án quy mô ở khu vực lân cận Sài Gòn như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai); Bến Lức (Long An) với quy mô từ vài héc-ta đến hàng trăm héc-ta.

Giám đốc R&D DKRA Việt Nam: Thị trường đất nền TP.HCM phát triển ổn định, nhà đầu tư có xu hướng đổ về các tỉnh lân cận - Ảnh 1.

Thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM đang phát triển đầy đủ các phân khúc, bao gồm căn hộ, nhà phố, đất nền, biệt thự chứ không chỉ tập trung mạnh vào đất nền phân lô như trước đây

Khi được hỏi, hiện tại có xuất hiện các điểm nóng BĐS ở khu lân cận Sài Gòn, ông Hoàng cho biết, thị trường đang từng bước tự điều chỉnh, phát triển ổn định. Mỗi khu vực có đặc thù khác nhau ở các phân khúc và đang được phân bổ đều ở các tỉnh. 

Trong đó, có một xu hướng gần đây là thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM đang phát triển đầy đủ các phân khúc, bao gồm căn hộ, nhà phố, đất nền, biệt thự chứ không chỉ tập trung mạnh vào đất nền phân lô như trước đây. Điều này cho thấy, thị trường tỉnh lân cận Tp.HCM đang có những hướng đi mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người mua BĐS. “Căn hộ, nhà phố xây sẵn sẽ là những phân khúc phát triển mạnh trong thời gian tới tại các tỉnh lân cận Tp.HCM”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Việt Nam, nguồn cung dồi dào; nhu cầu và sức tiêu thụ luôn ở mức cao; một lượng lớn khách mua là người nước ngòa. Bên cạnh đó, chủ đầu tư trong nước ngày càng lớn mạnh được xem là những điểm tích cực của thị trường BĐS Tp.HCM trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, thị trường cũng đã và đang chứng kiến những điểm chưa tích cực dẫn đến hệ lụy cho thị trường nói chung. Cụ thể, trong vòng 5 năm qua, thị trường BĐS liên tục xuất hiện những cơn sốt đất cục bộ tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Kéo theo mức giá liên tục tăng và lên mặt bằng mới. Ngoài ra, sự mất cân đối trong tỉ lệ hợp lý giữa các phân cấp căn hộ cũng đã diễn ra trên thị trường thời gian qua.

Chính từ những hệ lụy của những hoạt động không bền vững đã dẫn đến việc chính phủ đưa ra các biện pháp can thiệp như tăng cường thanh tra kiểm tra các dự án; siết chặt quy trình thủ tục pháp lý phê duyệt cấp phép; tín dụng chặt chẽ hơn cho BĐS bằng cách thông qua việc tăng hệ số rủi ro và hạn chế nguồn vốn cho vay dài hạn từ nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Theo ông Hoàng, thời gian tới thị trường BĐS sẽ tốt hơn, phát triển bền vững hơn nhờ những can thiệp từ phía Chính phủ. Đồng thời, bản thân các chủ đầu tư, khách hàng cũng đang tự điều chỉnh theo hướng tích cực để hạn chế những hệ lụy không đáng có cho thị trường trong dài hạn.

Hạ Vy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên