Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM: Không làm được nên rời ghế và công khai với dân
Phải quy đầu việc, giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị. Nếu không làm được thì có thể sẽ không còn ngồi ghế đó. Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Trương Văn Lắm đề xuất.
- 31-03-2018Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội được nghỉ hưu sớm 2 năm
- 16-11-2017Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM: “Làm việc ở nhà khó quản lý"
- 17-03-2017Giám đốc Sở Nội vụ đặc cách bổ nhiệm con trai: Không chấp hành luật!
- 14-12-2016Vụ bổ nhiệm cán bộ 'siêu tốc': Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ nói gì?
Chiều 6-7, Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra phiên thảo luận tại hội trường.
Đề cập đến 7 chương trình đột phá, đại biểu Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP, cho rằng nếu đã là đột phá thì phải trọng tâm, trọng điểm và đánh dứt điểm. "Từng chương trình, chúng ta đều tham vọng rất lớn. Ai cũng trung tâm, cái gì cũng quan trọng, ông nào không quan trọng, không trung tâm là không chịu" – ông Lắm nêu quan điểm.
Do đó, ông Lắm đề nghị trong hơn 2 năm còn lại của nhiệm kỳ phải rà soát thật kỹ, chọn đúng những nội dung công việc sẽ thực hiện. Những nội dung này phải hết sức cụ thể, công khai cho nhân dân biết để giám sát. Ví dụ chống ngập, trong 2 năm tới chính quyền giải quyết được điểm ngập tại đường nào, phải công khai. "Nếu chỉ nói chung chung, giải quyết được điểm này nhưng xuất hiện điểm ngập mới thì người dân không tin vì còn ngập. Ngược lại, nói cụ thể giải quyết điểm nào, đến cuối nhiệm kỳ giải quyết được điểm đó thì người dân sẽ tin chính quyền nói và làm được"- ông Lắm nói.
Đại biểu Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP, cho rằng nếu đã là đột phá thì phải trọng tâm, trọng điểm và đánh dứt điểm
Bên cạnh đó, ông Lắm cũng đề nghị UBND TP với tư cách là tư lệnh phải tính toán nguồn lực cụ thể. "Ngân sách đang hạn hẹp, không có liền nên phải tính toán phù hợp"- ông Lắm nêu quan điểm.
Ông Lắm đưa ra giải pháp là quy đầu việc, trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị. Ví dụ như chống kẹt xe, cuối nhiệm kỳ không hoàn thành thì trách nhiệm thuộc về Sở Giao thông Vận tải TP. Tuy nhiên, nguyên nhân không hoàn thành nếu là do giải phóng mặt bằng chậm thì trách nhiệm giải phóng mặt bằng thuộc về ai phải truy người đó. "Xem xét trách nhiệm cụ thể, nếu không làm được, có thể sẽ không còn ngồi ghế đó. Chuyện này cũng phải công khai với dân. Ví dụ ông A, giám đốc sở X làm không được nhiệm vụ này nên TP điều chuyển"- ông Lắm gợi mở.
Theo Giám đốc Sở Nội vụ, hiện nay có tâm lý chậm mà chắc vì chậm thì không ai cách chức nhưng nhanh mà không được sẽ bị xử lý. Như vậy, TP sẽ khó phát triển như mong đợi. "Sau khi kết thúc 1 năm, trong kiểm điểm phải có kiến nghị để công việc năm sau tốt hơn, chứ không đơn giản là làm cho hoàn thành"- ông Lắm đưa thêm một đề nghị.
Người lao động