Giám đốc tài chính Huawei sẽ bị buộc tội câu kết lừa đảo hàng loạt tổ chức tài chính thế giới?
Giới chức Mỹ cáo buộc CFO Mạnh Vãn Chu đã lừa dối các ngân hàng quốc tế thực hiện các giao dịch với Iran bằng cách tuyên bố rằng hai công ty ở Iran và Mauritius độc lập hoàn toàn với Huawei.
- 27-12-2018Sau vụ CFO của Huawei bị bắt giữ, Apple có thể sẽ đối mặt với một "cơn đau đầu" khác ở Trung Quốc?
- 27-12-2018Tổng thống Trump sẽ cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE?
Vụ điều tra mà phía Mỹ đang tiến hành chống lại giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, người bị bắt giữ tại Canada vào năm ngoái, cho đến nay tập trung chủ yếu vào mối quan hệ đáng nghi ngờ giữa Huawei và hai công ty khác bao gồm một công ty bán thiết bị viễn thông có hoạt động tại Tehran và công ty khác sở hữu công ty trên đăng ký kinh doanh tại Mauritius.
Theo Reuters, giới chức Mỹ cáo buộc CFO Mạnh Vãn Chu đã lừa dối các ngân hàng quốc tế thực hiện các giao dịch với Iran bằng cách tuyên bố rằng hai công ty kể trên độc lập hoàn toàn với Huawei trong khi đó trên thực tế, Huawei sở hữu hai công ty này.
Huawei không ngừng tuyên bố rằng hai công ty Skycom Tech và công ty vỏ bọc Canicula Holdings tồn tại hoàn toàn độc lập.
Tuy nhiên, theo hồ sơ doanh nghiệp và nhiều tài liệu khác mà Reuters có được từ Iran và Syria, Huawei, hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, có mối liên hệ chặt chẽ với hai công ty trên, mức độ ràng buộc lớn hơn rất nhiều so với kỳ vọng của công chúng.
Một nhà điều hành cao cấp của Huawei đã được bổ nhiệm làm quản lý của công ty Skycom tại Iran. Đồng thời, ít nhất có ba cá nhân người Trung Quốc đã ký hợp đồng mở tài khoản cho Huawei và Skycom tại Iran. Cũng theo Reuters, một luật sư người Trung Đông khẳng định rằng Huawei thực hiện các hoạt động tại Syria thông qua công ty Canicula.
Thông tin về mối liên hệ giữa Huawei và hai công ty nói trên sẽ tiếp tục củng cố cho quan điểm của phía Mỹ chống lại bà Mạnh Vãn Chu, con gái của nhà sáng lập công ty Huawei. Thông tin đã phủ nhận tuyên bố của Huawei rằng Huawei chỉ là một đối tác kinh doanh.
Giới chức Mỹ khẳng định Huawei sở hữu Skycom, sử dụng công ty này để bán thiết bị viễn thông vào Iran và chuyển tiền ra ngoài thông qua hệ thống ngân hàng quốc tế. Bởi bị lừa gạt, các ngân hàng đã chuyển hàng trăm triệu USD tiền giao dịch trong hệ thống ngân hàng và như vậy vi phạm quy định trừng phạt kinh tế mà Washington đang áp dụng ở thời điểm đó.
Bà Mạnh không phản hồi thông tin của Reuters, Huawei cũng từ chối bình luận, phóng viên Reuters không thể liên lạc được với Canicula. Bộ Tư pháp Mỹ từ chối không đưa ra bình luận nào.
Ngày 11/12/2018, bà Mạnh đã được tại ngoại nhờ số tiền bảo lãnh 7,5 triệu USD và hiện tại bà vẫn đang ở Vancouver trong khi Washington đang cố gắng tìm cách dẫn độ bà. Tại Mỹ bà Mạnh sẽ đối diện với cáo buộc câu kết để lừa đảo nhiều tổ chức tài chính quốc tế, án phạt tối đa 30 năm tù cho mỗi tội danh. Cho đến nay, các cáo buộc chưa được công bố ra công chúng.
BizLIVE