Giảm lãi suất OMO bắt đầu phát huy tác dụng
Lượng tiền lớn được bơm ròng ra thị trường gắn với chi phí vốn của các tổ chức tín dụng...
- 26-10-2018Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay khó giảm
- 24-10-2018Đại biểu Quốc hội: Giữ mặt bằng lãi suất ổn định là thành công
- 23-10-2018Thanh khoản hệ thống eo hẹp, lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại
Sau khoảng 9 tháng Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất trên thị trường mở (OMO), đến thời điểm này doanh số giao dịch liên quan mới thực sự được đẩy cao.
Tuần qua, hoạt động ngân hàng mới bắt đầu ghi nhận giao dịch quy mô lớn qua kênh cầm cổ trên thị trường mở. Đây cũng là thời điểm giao dịch sôi động hơn thường thấy trong những tháng cuối năm.
Cụ thể, trong tuần qua Ngân hàng Nhà nước đã tăng mạnh khối lượng chào thầu trên kênh cầm cố lên mức 47.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày; các tổ chức tín dụng hấp thụ được 44.134 tỷ đồng.
Trước đó, phần lớn thời gian từ đầu năm 2018 đến nay, giao dịch ở kênh này có doanh số rất hạn chế. Diễn biến này gắn với trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống thường xuyên ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước liên tục phải phát hành tín phiếu để hút bớt về.
Tuy nhiên, như trên, quy mô giao dịch nói trên cùng lượng tiền bơm ròng lớn bắt đầu từ tuần qua đã thể hiện. Theo đó, chính sách giảm lãi suất OMO trước đây giờ mới bắt đầu phát huy tác dụng.
Đầu tháng 1/2018, lần đầu tiên sau gần 5 năm Ngân hàng Nhà nước mới giảm lãi suất cho vay trên thị trường mở, từ 5%/năm xuống 4,75%/năm. Việc giảm lãi suất này góp phần giảm chi phí vốn cho các tổ chức tín dụng.
Nhưng tại thời điểm đó và kéo dài cho đến trước tuần qua, doanh số giao dịch liên quan rất thấp, một thời gian dài không có số dư vay mượn liên quan. Đến tuần qua, khi bắt đầu phát sinh giao dịch quy mô lớn, giá trị của chính sách giảm lãi suất OMO từ 9 tháng trước mới thực sự bắt đầu phát huy tác dụng.
Cũng trong tuần qua, ở kênh tín phiếu đáo hạn và lượng chào thầu trên kênh cầm cố nói trên, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 46.414 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở.
Vneconomy