MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giảm phát ở Trung Quốc liệu có đáng quan ngại với kinh tế toàn cầu: Các chuyên gia kinh tế nói... không!

17-08-2023 - 19:29 PM | Tài chính quốc tế

Giảm phát ở Trung Quốc liệu có đáng quan ngại với kinh tế toàn cầu: Các chuyên gia kinh tế nói... không!

Các nhà kinh tế cho biết, tình trạng giảm phát ở Trung Quốc có thể chỉ xảy ra tạm thời, thậm chí một số khu vực còn được hưởng lợi từ quốc gia này.

Những khó khăn của kinh tế Trung Quốc càng trở nên bất định hơn vào tuần trước, khi số liệu mới công bố cho thấy quốc gia này vào giảm phát. Có thể thấy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chật vật trong việc đáp ứng những kỳ vọng về sự hồi phục sau đại dịch.

Tuy nhiên, liệu tình trạng giảm phát của Trung Quốc có tác động đến những quốc gia khác hay không, đặc biệt là khi mối rủi ro lớn trên thế giới lại là lạm phát cao sẽ kéo dài? Hiện tại, các nhà kinh tế cho biết vấn đề này không quá đáng lo.

Tình trạng giảm phát ở Trung Quốc có thể chỉ là tạm thời

Giảm phát là mối lo ngại khi tình trạng này xảy ra trên diện rộng và nguyên nhân đến từ việc các doanh nghiệp gặp khó vì người tiêu dùng không chi tiêu hoặc không đủ khả năng chi tiêu. Yếu tố này lại không diễn ra ở Trung Quốc hay tác động đến tình trạng biến động giá ở quốc gia này.

Vấn đề là, đà hồi phục sau khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại không như mong đợi. Lĩnh vực bất động sản vẫn là mối lo ngại lớn. Tuy nhiên, sản lượng kinh tế vẫn tăng và GDP tăng trưởng 5% trong năm nay vẫn là điều khả thi.

Giảm phát ở Trung Quốc liệu có đáng quan ngại với kinh tế toàn cầu: Các chuyên gia kinh tế nói... không! - Ảnh 1.

Duncan Wrigley, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Pantheon Macroeconomics, cho hay: “Sự hồi phục trong tiêu dùng của Trung Quốc vẫn còn yếu và không đồng đều. Nhưng điều này khác xa so với tình trạng giảm phát như ở Nhật Bản.”

Dù giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm 0,3% trong năm nay tính đên tháng 7, nhưng thực chất đã giảm nhẹ vào năm 2021. Cũng giống như thời điểm đó, tình trạng giảm phát hiện tại dường như chỉ là tạm thời, chứ không bị tác động bửoi nguyên nhân sâu xa nào.

Chỉ trong tháng 7, lạm phát ở Trung Quốc tăng 0,2% và tăng 0,5% trong 7 tháng đầu năm. Tình trạng giảm phát ghi nhận là do một số loại mặt hàng - đặc biệt là thịt lợn, giảm 26% trong 12 tháng qua, không tăng so với năm 2022.

Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng của Capital Economics, cho biết lạm phát lõi tăng từ 0,4% trong tháng 6 lên 0,8% trong tháng 7 cho thấy tình trạng giảm phát ở Trung Quốc không kéo dài.

Lạm phát thực ra không “lây lan”

Gần như cả thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, dường như đã hứng chịu tình trạng lạm phát bùng nổ trong vài năm qua. Lạm phát ở mỗi quốc gia lại có một nguyên nhân khác nhau.

Giá cả tăng do chuỗi cung ứng gián đoạn là nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này căng thẳng hơn ở Mỹ vì nhu cầu tiêu dùng tăng quá mạnh, sau đợt kích thích tài khoá lớn vào năm 2020 và 2021.

Trong khi đó, nhu cầu tăng mạnh lại không phải là vấn đề ở châu Âu. Khu vực này chịu ảnh hưởng bởi mâu thuẫn Nga - Ukraina, vốn khiến giá khí đốt tăng cao. Ở các nước nghèo hơn, giá lương thực và năng lượng leo thang cũng khiến giá cả biến động.

Giảm phát ở Trung Quốc liệu có đáng quan ngại với kinh tế toàn cầu: Các chuyên gia kinh tế nói... không! - Ảnh 2.

Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS, cho biết, ở trường hợp Trung Quốc giảm phát, áp lực giá cả cho thấy chỉ xảy ra “cục bộ”. Dù giá hàng nhập khẩu của Trung Quốc có thể giảm nhưng ông lưu ý rằng rất nhiều điều xảy ra trước khi hàng hoá đến “điểm cuối cùng”, ví dụ như chi phí nhân công, vận chuyển hay quảng cáo.

Trung Quốc giảm phát là “tin vui” với châu Âu?

Vấn đề gây lạm phát, đặc biệt là ở châu Âu và các nền kinh tế mới nổi, là chi phí nhập khẩu tăng làm giảm mức sống và “châm ngòi” cho xu hướng các doanh nghiệp bảo toàn lợi nhuận bằng cách tăng giá sản phẩm và tăng lương cho nhân viên.

Giá hàng hoá nhà máy của Trung Quốc trong tháng 7 thấp hơn 4,4% so với 1 năm trước và ảnh hưởng đến nước ngoài ở một mức độ nhỏ.

Các nước châu Âu sẽ hưởng lợi khi kinh tế Trung Quốc yếu đi, ít cạnh tranh hơn đối với nguồn cung cấp khi đốt tự nhiên khi họ giảm sự phục thuộc vào Nga. Đương nhiên, không phải quốc gia nào cũng hưởng lợi từ việc này.

Theo Dhaval Joshi, chiến lược gia trưởng tại BCA Research, Trung Quốc đã đóng góp 40% vào tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong 10 năm qua. Vấn đề mà nền kinh tế nước này phải đối mặt sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại, tác động từ tình trạng giảm phát ở Trung Quốc là không đáng kể, kể cả với chính quốc gia này và phần còn lại của thế giới.

Tham khảo Financial Times

Chi Lan

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên