Giáo dục trực tuyến: Từ tâm dịch Covid-19 nhìn về thị trường 3 tỉ USD
Trường học tạm đóng cửa, kỳ nghỉ xuân kéo dài nhất trong lịch sử đã đặt thị trường giáo dục Việt Nam trước những thách thức chưa từng có, cũng như mở ra cơ hội mới - nơi mà chỉ có kẻ đi trước về công nghệ mới tìm được cách thức để sống sót.
Thị trường 325 tỷ USD chờ thức giấc
Trẻ con thường cảm thấy hạnh phúc khi được nghỉ học. Chúng nghĩ đó là lúc được vui chơi và không phải lo lắng nhiều về bài vở. Ryu, một học sinh 9 tuổi ở Tokyo, nghĩ như vậy khi Nhật Bản đóng cửa toàn bộ trường học vào ngày 2/3. Trước đó một tháng, ở Hà Nội, Bảo Ngọc, một học sinh lớp 3 ở Hà Nội cũng có niềm vui tương tự, bởi kỳ nghỉ Tết truyền thống của em bất ngờ được thông báo kéo dài thêm ít nhất một tuần nữa, nhằm chống lại sự lây lan của một dịch bệnh mới – Covid-19.
Thế nhưng khi những vui vẻ qua đi, cả Ryu và Bảo Ngọc đều đối mặt với nỗi lo về bài vở và sự mất kết nối trong cộng đồng quan trọng nhất của lứa tuổi các em: kết nối với thầy cô, bạn bè và tri thức. Sau vài tuần, những đứa trẻ khát khao được học tập trở lại, nhưng trường học lại chưa sẵn sàng mở cửa.
Thực tế trước mùa dịch, có ít doanh nghiệp tại Việt Nam sở hữu một chu trình giáo dục trực tuyến đồng bộ, dù rằng nền tảng trực tuyến ở Việt Nam là rất tốt khi mật độ sở hữu điện thoại trên dân số lên tới 148% và người dân dành không ít hơn 4 tiếng mỗi ngày để truy cập internet.
Theo đánh giá của Forbes, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu đã đạt mốc 107 tỷ usd vào năm 2015, và sẽ tăng gấp 3 lần đến năm 2025, chạm tới con số 325 tỷ USD. Một số chuyên gia nhận định Covid 19 sẽ còn kéo dài ít nhất 6-10 tuần nữa, nhu cầu học trực tuyến của toàn cầu sẽ tăng vọt đẩy thị trường đào tạo trực tuyến toàn cầu tăng trưởng mạnh. Giải pháp giáo dục có chi phí thấp, tính tiện lợi cao và khả năng tiếp cận rộng rãi với mọi tầng lớp dân cư sẽ bùng nổ nhanh hơn so với dự đoán.
Cơ hội cho kẻ đi trước
Tuy nhiên cơ hội này không dễ nắm bắt. Theo bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong một hệ thống đào tạo trực tuyến. Nếu ở Mỹ, chỉ sau 2 ngày có tuyên bố đóng cửa trường học, chu trình e-learning đã được kích hoạt do mọi bước chuẩn bị về công nghệ đã được thực hiện trước đó, thì ở Việt Nam, những động thái này là khá hiếm hoi và đều xuất phát từ nỗ lực của các doanh nghiệp riêng lẻ.
Cùng quan điểm với bà Diễm Quyên, đại diện một quỹ đầu tư giáo dục trong nước cho rằng Việt Nam đã bị gián đoạn việc học 2 tháng qua, người dân sẽ không thể chịu đựng thêm. Cầu tăng vọt, nhưng nguồn cung có chất lượng rất thiếu vì doanh nghiệp giáo dục truyền thống khó xoay xở. Cơ hội này thuộc về những đơn vị có chuẩn bị từ trước.
Có thể ra những cái tên đang tiên phong trong cả tầm nhìn và triển khai xây dựng các nền tảng dựa trên công nghệ cao cho giáo dục trực tuyến như Viettel, FPT, hay Egroup. ViettelStudy được kỳ vọng kết nối hơn 25.000 trường học, còn FPT xây dựng hệ thống hướng dẫn kèm cặp nổi tiếng. Trong khi đó Egroup đã sớm "mượn" khá nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến của Mỹ và Hàn Quốc về Việt Nam như Apax Leaders, Apax Franklin, NexEdu, English Now… Và đây là lúc những việc đó phát huy kết quả.
Thị trường 3 tỉ USD sẽ lớn nhanh hơn
Cuối tháng trước, lớp học tiếng Anh ESL-Live của Apax Leaders (thuộc Egroup) ra mắt sau chỉ 1 tuần chuẩn bị đã làm thay đổi khái niệm học trực tuyến với tỉ lệ phụ huynh hài lòng trên 90%. Hơn 60.000 cha mẹ và học sinh của Apax đã tham gia học ESL-Live. Họ từ lâu quen thuộc với màn hình tương tác thông minh, trường quay Chromakey, hệ thống bài giảng số hóa toàn diện và có kỹ năng học trực tuyến dễ dàng. Nhờ đó đã giúp Apax chuyển từ học blended learning sang học online rất nhanh với chất lượng đào tạo không thay đổi.
Ông Chu Hồng Ngọc, Tổng giám đốc điều hành của Apax Leaders cho biết mô hình này đáp ứng được mức cao nhất (thang bậc 5/5) của tiêu chuẩn học trực tuyến. Các công nghệ học tập như E-learning, AI, Gamification…được áp dụng đồng bộ trong hệ thống học tập và quản trị của giảng viên và trường học. Hệ thống này như một nền tảng học tập hoàn chỉnh, thay đổi toàn diện cách thức học tập, quản trị, chất lượng của Apax Leaders.
Riêng với tiếng Anh, công nghệ thông minh tạo ra nhiều khác biệt giúp đơn vị này triển khai nhân rộng hoặc chuyển đổi hình thức offline-online dễ dàng. Trong mô hình học tích hợp online và offline (blended learning), ngoài giáo viên bản ngữ, E-learing như một trợ giảng số, tạo ra "không gian ngôn ngữ và văn hóa Mỹ giả lập" bao phủ lấy học sinh ngay cả ngoài lớp học. Đây là một trong những điều cốt lõi, giải quyết được vấn đề cố hữu thiếu môi trường học tiếng Anh chuẩn bản xứ ở các nước châu Á. Nền tảng này còn tạo hứng thú cho người học, đảm bảo chất lượng ‘hấp thụ’ ngôn ngữ mức cao nhất, tăng tỉ lệ tự học của học sinh ngoài lớp học. Phương pháp của Mỹ được chắp cánh bởi công nghệ hiện đại nhất nhì thế giới của Hàn Quốc đã giúp cho chương trình April của Apax làm say mê nhiều trẻ em Việt dù học offline hay online.
Apax Leaders vừa mở rộng hệ thống để phục vụ nhu cầu học online tăng vọt với chiến dịch Back to schoolive. Tất cả các khâu sẽ được số hóa trên nền tảng trực tuyến như bài kiểm tra trực tuyến, lớp học thử online đi kèm các đánh giá chất lượng.
Theo PGS, TS Trần Đình Thiên: "Dịch Covid 19 thực sự là cơ hội hiếm có để ta nhìn lại ta, nhìn rõ ra thực trạng nền kinh tế, để quyết tâm thay đổi căn bản cả cơ cấu và cơ chế vận hành của nó. Để chính ta phải thoát ta, vươn lên tầm thế mới!"
Không chỉ có Apax Leaders, Egroup đang chứng tỏ tầm nhìn xa của mình với NexEdu, English Now, Apax Franklin. Trong đó, Apax Franklin hiện đang là một trong những số ít điểm sáng đáp ứng được đào tạo trực tuyến chuyển tiếp du học đang hoạt động hiệu quả trong mùa dịch. Ngay trong mùa dịch học sinh Việt vẫn được đào tạo chương trình phố thông Mỹ, các chứng chỉ SAT, GED ở quê nhà nhưng được cấp bằng Mỹ và có thể vào thẳng trường đại học Mỹ với học phí hấp dẫn. Nhu cầu du học nói chung sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi chính sách đóng cửa giao thương, vì thế du học trực tuyến chuyển tiếp như Apax Franklin sẽ trở thành lựa chọn hấp dẫn và đang tăng cao.
Theo Ambient Insight, Việt Nam nằm top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng E-learning lớn nhất thế giới với tỷ lệ tăng trưởng 44,3% trong năm 2018, và sẽ có động lực vượt 3 tỷ USD ngay trong cuối năm nay, dù phải đối mặt với những nguy cơ từ cú sốc do thiên tai địch hoạ. Đây là thời cơ cho những đơn vị có chuẩn bị sớm và nắm bắt được cơ hội.
Chương trình đào tạo trực tuyến cho DN của NexEdu được cung cấp bởi Skillsoft của Hoa Kỳ
Egroup cho biết đang chuẩn bị chuyển mình, đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi công nghệ giáo dục sang mô hình đa kênh, đa nền tảng qua dự án Omni School, tạo lập bước đệm cần thiết để tham gia đa dạng và hiệu quả hơn vào thị trường đào tạo trực tuyến vốn còn trống trải và "khát" dịch vụ chất lượng cao, xa hơn tạo ra một môi trường học tập chuẩn toàn cầu ngay tại Việt Nam và khu vực.