Giáo sư Đại học Harvard: 1 km đường ở Việt Nam còn đắt hơn cả Mỹ!
“Đầu tư công của các bạn quá tốn kém hơn gấp 2- 3 lần so với những gì có thể nhận được, làm 1 km đường ở Việt Nam đắt hơn Mỹ nhiều!”, GS. David Dapice, Đại học Harvard, Mỹ cho hay.
- 08-03-2017Ba kịch bản đầu tư cao tốc Bắc - Nam
- 06-03-2017Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp có hệ thống quản lý thông minh
- 04-03-2017Gần 21.000 tỷ đồng xây dựng tuyến cao tốc mới hoàn toàn, rút ngắn 2 giờ di chuyển từ Hà Nội lên Mộc Châu
- 27-02-2017Chuẩn bị xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam
Ý kiến trên được GS. David Dapice đưa ra khi đóng góp tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế về chính sách công nghiệp quốc gia Việt Nam ngày 10/3.
Trong bài tham luận của mình, vị giáo sư người Mỹ nãy đã nêu ra một số khó khăn sẽ cản trở kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong đó, ông nhắc đến vấn đề đầu tư công. Theo đó, Việt Nam đang đầu tư không hiệu quả.
“Giá làm 1 km đường ở Việt Nam quá cao so so với Mỹ”, GS. David Dapice cho hay.
Trên thực tế, khảo sát ý kiến từ các chuyên gia cầu đường cho biết chi phí đầu tư cho các dự án đường cao tốc ở Việt Nam bình quân cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, thậm chí là Mỹ.
Số liệu từ sở Giao thông vận tải Hoa Kỳ (U.S. Department of Transportation), chi phí để làm 1km đường cao tốc 4 làn xe tại Mỹ dao động trong khoảng từ 5 triệu USD (khu vực nông thôn) – 24,4 triệu USD (khu vực thành thị).
Chi phí này tại một số nước châu Âu khác, ví dụ như Tây Ban Nha là 2,8 – 12 triệu USD, Na Uy là 14 – 18 triệu USD, Ba Lan là 7 – 19 triệu USD…
Còn ở các nước châu Á, ví dụ như Ấn Độ là 2 – 3,5 triệu USD, Trung Quốc là 4,4 – 11 triệu USD.
Trong khi đó, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dài hơn 57,1 km đi qua Long An (2,4km), TP. HCM (26,4km) và Đồng Nai (28km) có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 1,6 tỷ USD. Chia trung bình mỗi km đường tương ứng 25,8 triệu USD.
Cũng có ý kiến cho rằng việc xây đường cao tốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, chi phí đền bù giải phóng, công trình phụ trợ… hay nên nhìn vào “lời ở phía sau” như ý kiến của TS. Phạm Sanh thì số liệu nêu trên chỉ là để tham khảo.
Tuy nhiên, ý kiến của GS. David đến từ ĐH Harvard đã đặt ra vấn đề khiến cho các chuyên gia trong Hội thảo phải suy ngẫm. Bởi lẽ, việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả sẽ có ảnh hưởng đến nợ công.
Bên cạnh vấn đề đầu tư công, GS. Người Mỹ cũng chỉ ra một số khía cạnh khác mà VIệt Nam cần phải cải thiện. Đó là việc cần phải có một hệ thống quản trị tốt hơn quản lý được nền kinh tế đang ngày một phức tạp hơn.
“Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng phức tạp hơn, nhưng không rõ hệ thống quản trị đáp ứng như thế nào. World Bank đánh giá quản trị của Việt Nam ổn định nhưng ở Indoniesia thì đã tăng 5 – 6 lần mức độ này, họ cải thiện tốt hơn Việt Nam. Đấy là thách thức đối với các bạn”, GS. Nói.
GS. David Dapice cũng cho rằng một số ngân hàng hay việc cổ phần hoá doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả cũng là những vấn đề Việt Nam cần lưu tâm và có những chính sách mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, góp ý cho Việt Nam ứng phó với bên ngoài trong bối cảnh thế giới ngày một phức tạp hơn, vị giáo sư này cũng đưa ra lời khuyên cho Việt Nam nên tận dụng các hiệp định thương mại đa phương vì ông cho rằng “đa thì tốt hơn song”.