Giáo sư Harvard hé lộ bí mật của HẠNH PHÚC: Chỉ cần nằm lòng danh sách này sẽ không còn bất mãn, trăn trở
Để thực sự trở nên hạnh phúc, đừng nên chỉ nghĩ về những thứ bạn muốn.
- 02-03-2022Đừng mắc bẫy "chi phí chìm" trong chi tiêu vì nó sẽ khiến bạn nợ càng thêm chồng nợ
- 02-03-2022Người mẫu ngâm mình trong nước lạnh 10 độ C mỗi ngày, ngay cả khi biên ngoài phủ đầy tuyết: Biết được lý do ai cũng ngỡ ngàng
- 02-03-20223 cạm bẫy từng bước hủy hoại tương lai, chung quy là bởi chữ THAM: Người khôn ngoan thấu đáo 99% mọi thứ trên đời đều là phù du
Mỗi người đều có cho mình một danh sách mục tiêu riêng. Dù có ghi trong một mẩu giấy thừa hay tự đặt ra trong đầu, khả năng ai cũng có một danh sách riêng cho những kinh nghiệm và thành tựu mong muốn cho bản thân trước khi “lên thiên đàng”.
Điều này là có lý, bởi khi chúng ta nghĩ về cách cải thiện cuộc sống hiện tại, việc đầu tiên thường là mơ về những thứ tốt đẹp, chẳng hạn như: “Chắc chắn mình sẽ hạnh phúc hơn nếu sự nghiệp của mình suôn sẻ hơn”. Tuy nhiên, có một vấn đề với phương pháp này, đó chính là chúng thường phản tác dụng.
“Lối mòn” trong cách đặt mục tiêu
Tạo cho mình các mục tiêu là phương pháp tuyệt vời để có thể đạt được những tham vọng lớn lao, giúp mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của mỗi con người. Không ai đi khuyên người khác rằng hãy cứ ngồi một chỗ và đợi “tín hiệu từ vũ trụ” để dẫn họ tới con đường của sự viên mãn.
Thế nhưng, rất nhiều nghiên cứu cho thấy khi bạn đạt được mục tiêu của mình, nó chỉ đem lại sự mãn nguyện nhất thời. Sau khi lên “9 tầng mây”, bạn lập tức “về với thực tại” và tiếp tục ham muốn thực hiện thử thách tiếp theo trong danh sách của mình.
Các chuyên gia tâm lý gọi hiện tượng này là “vòng xoáy khoái lạc” (Hedonic Treadmill). Chúng ta đều hiểu rằng dù mình có mơ ước bao nhiêu về một chiếc TV khổng lồ, một lần thăng chức lớn hay một kỳ nghỉ sang trọng, chúng ta vẫn sẽ tham vọng về một thứ lớn lao hơn ngay sau khi đạt được những thứ trên.
Vậy làm thế nào để “dừng chân” và tìm cho mình sự bình yên? Đây chính là chủ đề của Giáo sư tại Harvard, Arthur C. Brooks, cho bài viết trên tờ Atlantic. Việc đi sâu về thứ thực sự đem lại hạnh phúc không chỉ dừng lại ở những nghiên cứu mới nhất mà còn là những triết lý từ linh mục Thomas Aquinas, Đức Phật Thích Ca và nhà hiền triết hiện đại Mick Jagger.
Nếu bạn muốn tìm kiếm lời khuyên thực tế để thoát khỏi những tham vọng không điểm dừng của mình, Giáo sư Brooks đưa ra một đề xuất giản đơn như sau: “Hãy thay đổi danh sách 'truyền thống' của mình bằng một danh sách đảo ngược”.
Danh sách ‘đảo ngược’ là gì?
Nhiều người đã sử dụng cụm từ này nhưng Giáo sư Brooks mô tả chính xác thuật ngữ trên như sau: “Vào sinh nhật hàng năm, tôi liệt kê ra những mong muốn của mình cùng những điều đi kèm - những thứ phù hợp với quan niệm của linh mục Thomas Aquinas về tiền bạc, quyền lực, khoái lạc và danh dự. Tôi cố viết thật lòng, không liệt kê những điều tôi thực sự ghét và không bao giờ chọn, như kiểu “tôi sẽ hạnh phúc nếu sở hữu một chiếc thuyền buồm hay nhà nghỉ mát”. Thay vào đó, tôi viết về những điểm yếu của bản thân, ví dụ như tôi sẽ rất hạnh phúc nếu mọi người ngưỡng mộ công trình nghiên cứu của mình”.
Tiếp theo, ông ngồi ngẫm nghĩ xem trong 5 năm tới liệu mình có thực sự hạnh phúc và thành công nếu đạt được các điều trên không. Cuối cùng, Giáo sư so sánh 2 danh sách với nhau (truyền thống và đảo ngược), rồi suy nghĩ về việc những điều này có giúp mình thỏa mãn tư tưởng của bản thân về một cuộc sống trọn vẹn hay không.
Mục đích của hoạt động này không phải để dập tắt ước mơ của ai hết bởi hầu hết khi về già, người ta thường hối hận vì bản thân ít đi đây đi đó hoặc khởi nghiệp khi còn trẻ. Quá trình “chạy marathon” với tham vọng vừa gia tăng sự tự tin, vừa có lợi sức khỏe của bản thân.
Tuy nhiên, dù việc có thể cân nhắc kỹ lưỡng đặt ra những mục tiêu là rất tốt, nếu bạn muốn hiểu rõ tại sao bản thân mình lại mong muốn điều ấy, hãy tạo cho mình một danh sách “đảo ngược” như trên.
Nếu một mục tiêu phù hợp với mong muốn và giá trị của bạn thì nên giữ nó. Nhưng nếu mục tiêu là khiến hàng xóm ngưỡng mộ hay khao khát trở nên “thành công” và được công nhận, hãy cho chúng vào danh sách “đảo ngược.”
Phép trừ là “vua” phép cộng
Khi các nhà khoa học hỏi một người về cách giải quyết vấn đề, họ thường có xu hướng thêm những yếu tố mới, như nghĩ ra tính năng mới, quy luật mới, hay những “gia vị” để cải thiện kết quả cuối cùng. Vậy nhưng, nghiên cứu gần đây cho thấy việc loại trừ thường là lựa chọn tốt hơn.
Tương tự như lời khuyên Giáo sư Brooks, điều này có thể đúng với cuộc sống của chúng ta. Khi bản thân thấy bất mãn trong một thời gian, chúng ta sẽ ham muốn những thứ mới: Nhiều tiền bạc, nhiều quyền lực, và nhiều thành tựu hơn. Thế nhưng cảm xúc này hiếm khi, hoặc không bao giờ, biến mất. Nên thay vì khao khát càng nhiều, hãy dành cho mình thời gian và cân nhắc về việc giảm bớt mục tiêu. Thực hiện một danh sách “đảo ngược” có thể đưa bạn tới gần hạnh phúc hơn việc hoàn thành mong muốn lớn nhất của mình.
Nguồn: INC
Pháp luật và bạn đọc