MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Havard - cựu Kinh tế trưởng IMF chỉ ra sai lầm lớn nhất khi đối phó với khủng hoảng kinh tế

Thật không may, với bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào cho dù là tài chính hay khủng hoảng nợ, người nghèo vẫn sẽ thiệt thòi nhất.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính khơi nguồn từ hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ đã làm bùng phát cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đã được ước tính là hơn 10 nghìn tỷ USD (hơn một phần sáu GDP toàn thế giới năm 2008).

Các chính phủ và ngân hàng trung ương các quốc gia đã cùng hành động để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn: bảo lãnh cho các ngân hàng lớn; cắt giảm lãi suất xuống gần bằng không; và tăng tính thanh khoản cho hệ thống với nới lỏng định lượng. Quá trình đó nhiều năm trời để thực hiện trước khi kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trên khắp Hoa Kỳ và châu Âu.

IMF đã cảnh báo rằng, các chính phủ và cơ quan quản lý hiện nay đang tiếp tục thất bại trong việc thúc đẩy các cải cách cần thiết để bảo vệ hệ thống khỏi rủi ro. Các nhà kinh tế học cho rằng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ mười mươi của một cuộc khủng hoảng tài chính khác, sau đó sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.

Mối lo ngại lớn nhất là các chính phủ hiện nay không còn các công cụ chính sách mà họ có trong năm 2008 để ngăn chặn cú sốc tài chính. Hơn nữa, các khoản nợ hiện tại cũng cao hơn trong cuộc khủng hoảng trước đây. 

Giáo sư Havard - cựu Kinh tế trưởng IMF chỉ ra sai lầm lớn nhất khi đối phó với khủng hoảng kinh tế - Ảnh 1.

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 1 năm 2019, ông Kenneth Rogoff - Giáo sư Chính sách công kiêm Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard và là cựu kinh tế trưởng của IMF đã đưa ra cảnh báo về vấn đề này.

Kenneth Rogoff nói ông không cho rằng thế giới sẽ sớm gặp khủng hoảng tài chính, mặc dù những bất ổn chính trị ở Hoa Kỳ và thế giới khiến ông không thực sự cảm thấy an toàn.

Giáo sư phân tích: "Nếu như chúng ta rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính khác, các công cụ của chúng ta sẽ rất hạn chế. Lãi suất hiện tại đã rất thấp rồi, các ngân hàng trung ương sẽ cực kỳ khó để cắt giảm thêm. Điều tôi quan tâm nhất là một số nhà điều hành chính sách đang có quan điểm chỉ cần sử dụng các công cụ kích thích để đối phó với khủng hoảng tài chính mà không chú tâm giải quyết các vấn đề cốt lõi trong lĩnh vực tài chính, thật sai lầm!

Thật không may, với bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào cho dù là tài chính hay khủng hoảng nợ, người nghèo vẫn sẽ thiệt thòi nhất. Đối với việc bảo vệ nền kinh tế khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính, nó không chỉ là bảo vệ các nhà tài chính giàu có mà còn là bảo vệ những người dân bình thường". 

Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng cầm cự lâu hơn trước khi suy thoái thực sự xảy ra, để có thể có thời gian thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn. Có rất nhiều việc phải làm để cố gắng hàn gắn những vết rạn trong ngành ngân hàng, làm cho nó an toàn hơn.

Giáo sư Havard - cựu Kinh tế trưởng IMF chỉ ra sai lầm lớn nhất khi đối phó với khủng hoảng kinh tế - Ảnh 2.

Trong việc đưa ra các dự báo tình hình kinh tế sắp tới, giáo sư cho biết, các nhà nghiên cứu đang gặp khó khăn trong việc đo lường các chỉ số, nhất là các chỉ số liên quan đến tiến bộ công nghệ.

"Có những loại đổi mới mà chúng tôi không đo lường rất tốt, đặc biệt là những đổi mới liên quan đến người tiêu dùng, nhưng cũng có một số liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cách đo lường cũ - tổng sản phẩm quốc nội - rất tốt trong việc đo lường chúng ta sản xuất thêm được bao nhiêu ô tô, chúng ta xây dựng thêm bao nhiêu ngôi nhà, một số thứ khác. Nhưng nó ngày càng kém trong việc phản ánh những tiến bộ về kinh tế, đặc biệt là công nghệ. Tất nhiên, có những vấn đề khác như bất bình đẳng. Phúc lợi kinh tế không chỉ phụ thuộc vào tổng thu nhập của xã hội mà còn là cách phân phối - thứ mà GDP không phản ánh được". 

Lo lắng lớn nhất của giáo sư là xã hội và chính trị sẽ không theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, điều đó có thể phát sinh rất nhiều vấn đề và để lại những hậu quả mà ta không thể lường trước.

Thái Trang

WEF

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên