Giáo sư nổi tiếng khuyên cha mẹ dạy con 4 NGUYÊN TẮC này trước năm 6 tuổi: Đảm bảo cuộc đời "sóng yên biển lặng"
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên có những phương pháp giáo dục khoa học, đảm bảo cuộc đời con đi đúng hướng.
- 09-07-2022Chánh văn Hoàng Anh Tú bàn về chuyện kỳ vọng của phụ huynh đối với con cái: Bố mẹ bình thường sao mong con phi thường?
- 09-07-2022Bà mẹ ở TP.HCM nhận "bão like" vì mở phòng đọc miễn phí cho trẻ em: Bật mí bí quyết giúp con mê sách từ năm 2 tuổi
- 09-07-20224 điều cần dạy để con thông minh, EQ phát triển, có tố chất để trở thành người lãnh đạo
Giáo sư Lý Mai Cẩn hiện đang công tác tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc. Bà giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên và Phó Chủ tịch Chi nhánh quốc gia tâm pháp lý của Hiệp hội Tâm lý học Trung Hoa.
Tuy nhiên, bà được đông đảo mọi người biết tới bởi có nhiều kinh nghiệm, quan điểm hay trong việc nuôi dạy. Giáo sư Lý Mai Cẩn thường đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bậc phụ huynh, giúp họ nắm bắt tâm lý con để có hướng giáo dục phù hợp.
Giáo sư Lý Mai Cẩn.
Mới đây, vị giáo sư chia sẻ, những lời cha mẹ dạy đều là "khuôn vàng thước ngọc" đối với trẻ trước 6 tuổi. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để uốn nắn, thiết lập kỷ luật. Còn thời gian sau, trẻ có xu hướng nổi loạn, không chịu nghe lời, càng lớn càng khó đặt ra nguyên tắc.
Dưới đây là những nguyên tắc cần thiết mà cha mẹ nên đặt ra cho con trước khi con bước vào lớp 1:
NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN DẠY CON TRƯỚC KHI 6 TUỔI
1. Không đe dọa cha mẹ bằng cách khóc lóc
Trước 2 tuổi, trẻ chỉ có thể bộc lộ cảm xúc và đòi hỏi nhu cầu của mình bằng cách khóc lóc, ỉ ôi với cha mẹ. Bởi vì lúc này, khả năng diễn đạt vấn đề của trẻ còn hạn chế. Tuy nhiên, khi trẻ ngoài 2 tuổi, cha mẹ không để trẻ tiếp tục thực hiện hành vi trên vì đó là mối nguy hại lớn. Lúc này, cha mẹ không nên mềm lòng. Hãy giúp đứa trẻ hiểu rằng việc khóc lóc không thể đổi lại được lợi ích.
2. Con không thể tránh khỏi thất bại
Nhiều đứa trẻ dù đã lên 6, 7 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ những việc đơn giản, thậm chí ngay cả việc vệ sinh cơ thể cũng cần sự hỗ trợ. Những đứa trẻ như vậy thường không có tính tự lập, tự giác. Khi lớn lên, trẻ sẽ không tự tìm cách giải quyết vấn đề, luôn trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác.
Hãy dạy con việc sẵn sàng chấp nhận những thất bại. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ không thể mãi bên con suốt cuộc đời, chở che con mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, ngay khi con còn nhỏ, hãy để con làm mọi việc trong khả năng. Nếu thất bại, cha mẹ đừng vội chê trách mà hãy động viên, khích lệ tinh thần của con. Thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời. Có thất bại mới giúp trẻ thêm vững bước trên đường đời, hình thành nên tính tự lập.
3. Không được phép nói dối
Giai đoạn trước 6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm hình thành tính cách cho trẻ. Lúc này, nếu không được giáo dục đúng cách, trẻ dễ hình thành những thói hư tật xấu, trong đó có việc nói dối. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý hướng dẫn con cái cần trung thực, dũng cảm trước lỗi sai của bản thân.
Hãy nghiêm khắc dạy con tính thật thà, trung thực. (Ảnh minh họa)
4. Không được phép ném đồ đạc khi tức giận
Khi trẻ từ 2 – 3 tuổi, nếu trẻ rơi tâm trạng xấu, không vừa ý điều gì sẽ thể hiện tâm trạng bằng cách ném đồ đạc. Hành vi này rất nguy hiểm, không chỉ khiến trẻ bị thương mà còn gây thiệt hại về tài sản. Vì vậy, cha mẹ cần giáo dục con ngay lập tức, nghiêm cấm hành vi ném đồ đạc trong nhà.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ THIẾT LẬP CÁC NGUYÊN TẮC TRÊN?
1. Để trẻ hiểu các nguyên tắc
Khi đặt ra các nguyên tắc cho trẻ, trước hết cha mẹ cần giúp trẻ hiểu nguyên tắc là gì, vì sao phải làm như vậy. Hãy hướng dẫn trẻ bằng cách cho xem truyện tranh, phim hoạt hình rồi giải thích, phân tích cho trẻ hiểu các tình tiết trong đó. Chẳng hạn như: "Con ơi, nhìn bạn A. trong phim hoạt hình này. Cha mẹ và anh chị em của bạn A. rất không hài lòng về việc bạn ấy nói dối trốn đi chơi và ném đồ đạc lung tung".
Hãy giải thích vấn đề thông qua ví dụ đơn giản để con hiểu các phép tắc. (Ảnh minh họa)
2. Học cách khen ngợi trẻ
Ngoài việc ngăn chặn và trừng phạt khi trẻ làm sai, cha mẹ cũng cần khen ngợi kịp thời nếu trẻ làm đúng. Việc khen ngợi giúp trẻ biết được lợi ích của việc tuân thủ các quy tắc. Chẳng hạn như khi con xếp giày dép lên giá một cách ngăn nắp, cha mẹ có thể nói với con rằng: "Con đã có thể tự sắp xếp giày dép của mình, đó là một điều tuyệt vời!".
3. Ngừng rao giảng khi con đang khóc
Khi đang khóc, con sẽ không nghe thấy điều gì. Lúc này, cha mẹ có nói thế nào cũng không có tác dụng. Vì vậy, tốt hơn hết là cha mẹ nên im lặng chờ đợi hoặc ôm trẻ để xoa dịu tâm trạng. Sau khi trẻ đã bình ổn cảm xúc, lúc này trẻ mới lắng nghe những điều cha mẹ nói và sẵn sàng tiếp thu.
Phụ nữ Việt Nam