MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư nổi tiếng nói: Muốn biết một đứa trẻ có tiền đồ hay không, chỉ cần bế ra sân chơi, nhìn vào 5 điểm này là rõ mười mươi

26-10-2021 - 15:39 PM | Sống

Sân chơi chính là tấm gương phản chiếu tính cách của trẻ và cả cách nuôi dạy của cha mẹ.

Mọi bậc cha mẹ đều mong đợi con mình khi lớn lên sẽ thành công trong cuộc sống, có thể đóng góp cho xã hội những điều tốt đẹp. Tuy nhiên quá trình trưởng thành của một đứa trẻ là con đường lâu dài và phức tạp. Chúng ta khó có thể đánh giá trẻ ngoan hay không chỉ trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, bà Lý Mai Cẩn - giáo sư nổi tiếng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho hay: "Nếu muốn biết con có thành công sau 20 năm nữa hay không, về cơ bản, bố mẹ có thể xác định được ngay nếu đưa con đến sân chơi cộng đồng và đi dạo một chuyến".

Giáo sư nổi tiếng nói: Muốn biết một đứa trẻ có tiền đồ hay không, chỉ cần bế ra sân chơi, nhìn vào 5 điểm này là rõ mười mươi - Ảnh 1.

Giáo sư Lý Mai Cẩn.

Là một chuyên gia tâm lý với kinh nghiệm dày dặn, bà Lý cho biết, sự phát triển trí tuệ của trẻ tất nhiên không bằng người lớn. Nhưng từ 3 tuổi, trẻ đã nhận thức được nhiều và 7 tuổi thì "già dặn" hơn. Dù còn nhỏ nhưng tính cách của trẻ ở giai đoạn này đã thành hình. Và cách cư xử của trẻ ở sân chơi công cộng sẽ thể hiện rất nhiều điều. Sân chơi cũng chính là tấm gương phản chiếu tính cách của trẻ và cả cách nuôi dạy của cha mẹ.

Có một câu chuyện như này: Một người bà đưa con trai xuống sân, chơi cầu trượt. Nhưng ngay khi cháu mình vừa chơi xong, bà vội vàng bế cháu lên chơi tiếp lượt nữa, hoàn toàn không để những đứa trẻ đã xếp hàng trước đó được vào chơi. Khi được mọi người nhắc nhở, người bà lại bao biện: "Cháu nó còn nhỏ, nhường một chút thì đã sao. Mà cháu nó cũng chỉ chơi một vài lượt rồi về sớm".

Giáo sư nổi tiếng nói: Muốn biết một đứa trẻ có tiền đồ hay không, chỉ cần bế ra sân chơi, nhìn vào 5 điểm này là rõ mười mươi - Ảnh 2.

Sân chơi công cộng có thể phản ánh khá nhiều về tính cách của trẻ và cả cách giáo dục của gia đình. (Ảnh minh họa)

Khi thấy bà bênh mình, đứa cháu liền xô đẩy các bạn khác, thậm chí nhổ nước bọt vào người các bạn. Trước cảnh tượng ấy, nhiều phụ huynh lập tức đưa con mình về, không muốn tiếp xúc thêm với hai bà cháu nọ.

Đứa cháu trong câu chuyện tuy mới hơn 3 tuổi nhưng về lý đã phải hiểu quy luật xếp hàng và gia đình cũng phải dạy điều đó. Theo giáo sư Lý Mai Cẩn, những đứa trẻ được nuôi dạy như vậy sẽ khó thành công trong tương lai. Vị chuyên gia này cũng chỉ ra các dấu hiệu cho thấy những biểu hiện báo hiệu tương lai mờ mịt của trẻ ở sân chơi mà bố mẹ cần lưu ý, sớm thay đổi cách giáo dục.

01

Thích bắt nạt những đứa trẻ khác

Những sân chơi công cộng chính là nơi có nhiều cháu nhỏ nhất. Ngày nay, do điều kiện vật chất sung túc hơn nên nhiều đứa trẻ được cha mẹ vô cùng chiều chuộng, trở thành những "ông hoàng", "bà chúa" nhỏ. Tất nhiên, sự chiều chuộng thái quá có thể khiến trẻ hình thành một số hành vi, thói quen xấu.

Khi gặp chuyện không vừa ý, trẻ có thể quát tháo, thậm chí đánh các bạn. Tính cách này khi trưởng thành có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như việc trẻ có xu hướng giải quyết mọi việc bằng bạo lực, gây gổ. Tất nhiên hậu quả sẽ khó lòng tưởng tượng.

02

Khó chịu khi phải xếp hàng, thích chen lấn 

Các sân chơi công cộng không thể nào đủ chỗ cho tất cả con trẻ cùng chơi một lúc. Vậy nên trẻ chắc chắn sẽ phải xếp hàng. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn đợi đến lượt mình. Sẽ có những em không chịu chờ đợi mà xông lên chơi trước, hoặc chen lấn, xô đẩy hàng.

Đây là hành vi thiếu văn minh, ngoài ra thể hiện sự ích kỷ, không nghĩ đến lợi ích của người khác. Tính cách này nếu không sửa đổi sớm thì đến khi trưởng thành, trẻ sẽ khó thành công trong cuộc sống cũng như tương tác xã hội. Bởi suy cho cùng, không ai muốn làm bạn, hay làm việc cùng với những người chỉ chăm chăm nghĩ cho bản thân mình.

Giáo sư nổi tiếng nói: Muốn biết một đứa trẻ có tiền đồ hay không, chỉ cần bế ra sân chơi, nhìn vào 5 điểm này là rõ mười mươi - Ảnh 3.

03

Gào khóc để đạt được mục đích

Ngoài những đứa trẻ tranh cướp chỗ với bạn thì còn có một kiểu trẻ khác, không trực tiếp tranh giành mà tìm cách khiến người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Theo đó, trẻ sẽ gào khóc để bố mẹ vội vàng dỗ dành, tìm cách cho mình được chơi trước. Nếu bố mẹ không uốn nắn mà cứ vội vàng thỏa hiệp theo đòi hỏi của trẻ thì lớn lên, tính cách trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng xấu.

Trẻ sẽ hình thành tính ỷ lại, phụ thuộc, luôn chờ đợi người khác "dâng" mọi thứ sẵn cho mình. Trẻ cũng sẵn sàng gây rối nếu không đạt được mục đích.

04

Trẻ không hoảng sợ khi gặp chuyện

Ngoài những biểu hiện xấu bên trên thì có những biểu hiện tốt mà cha mẹ nên ăn mừng nếu nhận thấy ở con mình. Thông thường trẻ nhỏ khi chơi chung với nhau có thể xảy ra một số vấn đề nhỏ như tranh chấp đồ chơi, bạn này đành hanh với bạn kia,... Nếu trẻ không hoảng sợ, khóc lóc mà bình tĩnh đối mặt thì đây là dấu hiệu rất đáng mừng.

Nó cho thấy trẻ đã phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và bình tĩnh khi gặp vấn đề. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hay công việc sau này.

05

Trẻ không tranh giành và tuân thủ các quy tắc

Trái ngược với những đứa trẻ không biết xếp hàng và luôn tranh giành với các bạn khi chưa đến lượt thì cũng có những trẻ rất ngoan và hiểu chuyện. Thay vì gào khóc, quậy phá, trẻ bình tĩnh chờ đến lượt chơi của mình.

Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã rèn luyện được ý thức tốt thì sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển tư duy, các kỹ năng điều khiển cảm xúc, ý chí,... Thói quen tuân thủ kỷ luật, biết tôn trọng người khác là những yếu tố cần thiết giúp trẻ thành công sau này.

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên