Giáo sư nổi tiếng tuyên bố: Người mẹ có trí tuệ cảm xúc càng cao thì càng dễ mất bình tĩnh và con cái sẽ càng ngoan!
Quan điểm của nữ giáo sư khiến nhiều người suy nghĩ.
- 12-12-2023Gặp nam sinh đạt giải cao tại cuộc thi khoa học trẻ quốc tế, được mệnh danh "cây săn học bổng" của trường liên cấp Newton
- 12-12-202335 tuổi không chịu lấy chồng, Mai Phương Thúy gây chú ý với status: Sao tình yêu lại tàn nhẫn như thế?
- 12-12-2023Gửi con cho mẹ chồng chăm giúp để đi du lịch thì bị từ chối, nàng dâu 8X lên TikTok "bóc phốt" khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt
Giáo sư Lý Mai Cẩn là một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc, hiện đang công tác tại Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc. Bà từng đưa một quan điểm đáng suy ngẫm: Trí tuệ cảm xúc của người mẹ càng cao thì họ càng dễ mất bình tĩnh và con cái họ sẽ càng ngoan hơn.
Quan điểm này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực chất lại chứa đựng chân lý sâu sắc.
1. Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc (EQ) đề cập đến khả năng hiểu, sử dụng, nhận thức và quản lý cảm xúc của một người. Nói một cách đơn giản, trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của một người.
Những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể hiểu rõ hơn cảm xúc của người khác, xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân hiệu quả hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong môi trường xã hội.
Giáo sư Lý Mai Cẩn chỉ ra rằng những bà mẹ có trí tuệ cảm xúc cao thường mất bình tĩnh vì họ có thể hiểu và chấp nhận cảm xúc của chính mình, đồng thời họ cũng có thể hiểu được cảm xúc của con cái. Khi con làm sai điều gì, họ sẽ bày tỏ sự không hài lòng và lo lắng bằng cách nổi cơn thịnh nộ thay vì im lặng hay kìm nén.
Phương pháp này của họ có thể giúp con hiểu được hành vi của mình là sai và hướng dẫn con sửa chữa lỗi lầm.
2. Mẹ có trí tuệ cảm xúc cao biết cách lý giải cảm xúc rõ ràng
Những bà mẹ có trí tuệ cảm xúc cao biết cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, lý do mất bình tĩnh của mình một cách rõ ràng. Ví dụ, một người mẹ với trí tuệ cảm xúc cao có thể mất bình tĩnh khi con không hoàn thành bài tập về nhà.
Cô ấy sẽ nói với con rằng, mình tức giận vì quan tâm đến việc học của con, lo lắng cho tương lai của con. Điều này có thể giúp trẻ hiểu, cơn giận dữ của mẹ là vì sự quan tâm và yêu thương con chứ không phải là sự trừng phạt hay đổ lỗi cho con.
3. Trong nhiều trường hợp, cơn giận dữ là cách giáo dục con cái
Ví dụ, khi con có hành vi nguy hiểm hoặc vi phạm nội quy gia đình, người mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ mất bình tĩnh, giận dữ khiến con nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa những bà mẹ có trí tuệ cảm xúc cao và những bà mẹ bình thường là họ biết cách kiềm chế cảm xúc nhanh chóng và sẽ không mất bình tĩnh quá mức. Chẳng hạn, họ nổi giận, to tiếng với con nhưng ngay sau đó sẽ kịp thời điều chỉnh được cảm xúc của mình và có hành động tích cực hơn. Họ sẽ không có cái nhìn tiêu cực về con mình vì cơn mất bình tĩnh nhất thời mà sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ sự trưởng thành của con.
Bằng cách này, trẻ em có thể lớn lên trong một môi trường tràn đầy tình yêu thương và sự hiểu biết, đồng thời trẻ sẽ dễ dàng hình thành quan điểm tích cực hơn về cuộc sống và các giá trị.
Mặc dù quan điểm của giáo sư Lý Mai Cẩn chỉ ra cho chúng ta: Bà mẹ có trí tuệ cảm xúc càng cao thì càng dễ mất bình tĩnh và con cái càng ngoan, thế nhưng điều này không có nghĩa là các bà mẹ nên thường xuyên mất bình tĩnh. Thay vào đó, các bà mẹ nên học cách kiềm chế, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách đúng đắn, đồng thời hướng dẫn trẻ nhận biết lỗi sai và chủ động sửa chữa.
Đồng thời, các bà mẹ phải tiếp tục học hỏi, nâng cao trình độ trí tuệ cảm xúc của mình và trở thành người thầy tốt, người bạn hữu ích cho con trên chặng đường trưởng thành.
Phụ Nữ Mới