Giáo sư Oxford: Mỹ và Anh gặp "khủng hoảng tuổi trung niên", châu Á mới là động lực tăng trưởng toàn cầu
Tăng trưởng ở các thị trường mới nổi sẽ dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh những động lực tăng trưởng cũ đang ì ạch.
- 14-08-2019Singapore sẽ tăng trưởng 0% vì chiến tranh thương mại "gõ cửa" toàn khu vực
- 08-08-2019Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu bất ngờ tăng trưởng trong tháng 7
- 08-08-2019Các nước châu Á bắt đầu đua hạ lãi suất để cứu tăng trưởng kinh tế
- 24-07-2019IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ Khủng hoảng tài chính
- 22-07-2019Ngân hàng Trung ương nhiều nước chuẩn bị chạy đua kích thích tăng trưởng kinh tế?
Châu Á trở thành trọng tâm
Đây là quan điểm của ông Ian Goldin, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Giáo sư trường Oxford. Theo đó, cuộc chiến thương mại có ít tác động đến nền kinh tế Mỹ nhưng lại có nhiều ảnh hưởng với bên ngoài. Hiện tại, kinh tế Mỹ có thể đang đắm chìm trong quả ngọt bởi tác động của các hoạt động kích thích tài khóa, chẳng hạn như giảm thuế, mà Tổng thống Donald Trump theo đuổi. Tuy nhiên, sức mạnh cơ bản phần lớn sẽ tới từ các thị trường nước ngoài.
"Các thị trường mới nổi đang tăng trưởng, trung bình hơn 4,5% và điều đó đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới", ông Goldin nhấn mạnh. "Nếu đó không phải là tăng trưởng ở các thị trường mới nổi, chúng ta sẽ nhìn thấy sự tăng trưởng chậm, chậm hơn nhiều ở US và EU".
Trung Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á luôn đi đầu trong sự tăng trưởng đó. Goldin cũng hy vọng việc tăng trưởng của nền kinh tế lớn thú 2 thế giới sẽ duy trì ở mức 6% trong thập kỷ tới và các thị trường mới nổi cũng có thể duy trì ở mức xung quanh đó.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang nhìn thấy một sự tái cân bằng, một sự tái cân bằng lịch sử. Trung tâm của trọng lực rõ ràng đang di chuyển tới châu Á. Đó là điều tốt. Chúng ta sẽ thấy tăng trưởng toàn cầu lớn hơn ở những nơi thực sự cần nó, các nước đang phát triển", Goldin nói.
Mỹ và Anh đang "khủng hoảng tuổi trung niên"
Sự thay đổi này sẽ làm kinh tế toàn cầu trở nên kiên cường hơn so với trước đây. "Khi Mỹ bị cảm lạnh, phần còn lại của thế giới sẽ không còn bị cúm", Goldin ví von.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ được miễn dịch trong một tương lai chậm lại. Thực tế, càng hướng nội, Mỹ sẽ càng dễ bị tổn thương. Goldin dự đoán sự chậm lại của Mỹ sẽ xảy ra khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử 2020 và Tổng thống Trump sẽ mất khá nhiều công sức để hùng biện chống lại điều đó.
"Tôi cho rằng sẽ có một sự đẩy lùi và kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi kết quả của chủ nghĩa bảo hộ này và nó không chỉ ảnh hưởng tới những người bỏ phiếu cho ông Trump", ông Goldin nói.
Nói về những gì đang xảy ra ở Mỹ, Anh và một số nước châu Âu, Goldin mô tả đó là một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên. Và có lẽ, họ sẽ phải chấp nhận vị trí của mình trong một trận tự thế giới mới.
"Khi châu Âu, Anh và Mỹ nhận ra rằng họ không còn khả năng điều hành thế giới thêm nữa, tôi nghĩ họ sẽ có những vấn đề phải điều chỉnh. Nó cũng giống như một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của các giám đốc điều hành", Goldin nói.
Tuy nhiên, vị giáo sư Oxford cũng lạc quan nhấn mạnh về dài hạn, Mỹ sẽ tìm thấy vai trò mới của mình.