MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư tâm lý học tội phạm: 3 thứ ảnh hưởng tới hành vi của trẻ, cẩn thận “sai một ly đi một dặm”

31-10-2023 - 15:33 PM | Sống

Không phải gia cảnh hay IQ, 3 thứ này vô cùng ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

Sự tương hỗ giữa cha mẹ và con cái là một hành trình dài đằng đẵng đòi hỏi sự yêu thương và kiên trì. Trong hành trình không ngừng nghỉ ấy, có một thứ không thể thiếu, chính là phương pháp giáo dục đúng cách. 

Lý Mai Cẩn, giáo sư nổi tiếng người Trung Quốc có quan điểm về giáo dục gia đình như sau: Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, thứ ảnh hưởng lớn nhất không phải là gia cảnh, cũng không phải là IQ, mà là 3 việc này. 

1. Lời nói và hành động của cha mẹ 

Làm gương chính là cách giáo dục tốt nhất dành cho con cái. Cha mẹ có thể nói là vị thầy đầu tiên của con. Cho nên cha mẹ phải chịu trách nhiệm với mỗi lời nói và hành động của mình. Bởi vì, tất cả những thứ đó đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến giá trị quan và nhân sinh quan của trẻ. 

Trong giáo dục gia đình, giáo dục trẻ em về cơ bản cũng chính là sự tự điều chỉnh lại bản thân, nâng cao phẩm chất và sự tu dưỡng của chính cha mẹ. Nếu cha mẹ có thể làm một tấm gương tốt thì nhất định sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ. 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em trước 7 tuổi chính là "một cỗ máy bắt chước hoàn hảo". Chúng sẽ học theo từng lời nói, hành động của cha mẹ. Nhiều vấn đề của trẻ đều là được học từ những tật xấu của cha mẹ. 

Trong tâm lý học, điều này được gọi là "hiệu ứng cải chua". Nó đề cập đến việc những người ở các môi trường khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt về tính cách, tư duy,... do ảnh hưởng bởi những gì mắt thấy tai nghe trong một thời gian dài. Đây cũng có thể gọi là "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". 

Do đó, trong giáo dục gia đình, lời nói và cử chỉ của cha mẹ giống như ánh sáng trong đêm tối, soi sáng con đường phía trước của trẻ. 

Giáo sư tâm lý học tội phạm: "Thứ ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất, không phải là gia cảnh hay IQ, mà là 3 việc này!" - Ảnh 1.

2. Phương thức "giáo dục đàn áp" 

Trong cách giáo dục một bộ phận gia đình kiểu Châu Á, các hành vi mắng mỏ, chỉ trích rất thường xuất hiện. 

Ví dụ, khi cha mẹ và con cái đang cùng nhau chia sẻ những chuyện, người, sự việc thú vị trong cuộc sống, thì cha mẹ sẽ quay qua mắng con cái rằng suốt ngày chỉ biết chơi đùa, không lo học tập; trong trường, nếu con cái xảy ra mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè, thì cha mẹ sẽ liền nói "tại sao con không tự tìm lỗi sai ở chính mình?"; khi thành tích học tập có sự tiến bộ, nhưng không nhanh, thì cha mẹ chỉ quan tâm đến thứ hạng mà không quan tâm con mình đã cố gắng bao nhiêu. 

Những hành vi như thế đã đả kích vào lòng tự tin của trẻ, khiến trẻ sinh ra loại cảm giác mình mãi mãi cũng không bằng được "con nhà người ta". 

Phương thức "giáo dục đàn áp" là một "hình phạt về tinh thần và thể xác" đối với trẻ em, và nó cũng sẽ khiến chúng mang theo chấn thương tâm lý suốt đời. Nghiên cứu tâm lý cho thấy bạo lực ngôn ngữ làm thay đổi cấu trúc của não, từ đó phát triển thành cấu trúc "chế độ sinh tồn", hình thành tính cách hèn nhát và tự ti. 

Giống như đạo diễn nổi tiếng Khương Văn, người đã giành được vô số giải thưởng điện ảnh, nhưng điều hối tiếc lớn nhất của anh là anh chưa bao giờ nhận được lời khen từ mẹ mình. 

Giáo dục gia đình thật ra cũng có thể bắt đầu từ những thứ rất đơn giản nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là dành cho con mình những lời khen và sự khích lệ từ tận tấm lòng. Như Dale Carnegie từng nói trong cuốn "Đắc Nhân Tâm" rằng: "Dùng lời cổ vũ để giúp trẻ em trưởng thành trong môi trường vui vẻ thoải mái, trẻ em sẽ trở nên càng ưu tú và tự tin hơn." 

Giáo sư tâm lý học tội phạm: "Thứ ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất, không phải là gia cảnh hay IQ, mà là 3 việc này!" - Ảnh 2.

3. Tôn trọng quyết định, ý muốn của trẻ, hạn chế kiểm soát 

Nhà văn Khalil Gibran từng giải thích về quan điểm "những đứa con của bạn, thật ra không phải của bạn", rằng: Mỗi một đứa trẻ là một cá nhân, chúng có tâm hồn riêng, chúng có quyền lựa chọn cách sống riêng.

Những bậc cha mẹ thường dùng câu cửa miệng "ta ăn muối còn nhiều hơn con ăn cơm" để kiểm soát con cái, sự thật chính là muốn từng bước phá hủy vòng phòng thủ tâm lý của con cái họ, để con cái nghe theo lời mình. Nhưng hành vi này là vô cùng gây hại. Các nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát lâu ngày, tính cách sẽ trở nên hèn nhát và tự ti, thiếu chính kiến, sau khi trưởng thành sẽ có chỉ số hạnh phúc thấp. 

Những bậc cha mẹ thông minh là những người biết cách từ bỏ sự kiểm soát của mình lên con cái, duy trì ranh giới phù hợp. Họ sẽ lắng nghe tiếng lòng của con, tôn trọng lựa chọn và niềm yêu thích của con. 

Giáo dục gia đình không bao giờ chỉ là bài tập về nhà. Một phương thức giáo dục tốt là sự phát triển chung của cha mẹ và con cái.

Theo Diệu Đan

Phụ nữ số

Trở lên trên