Giao tiếp với người khác như chọn nước uống: Nước quá nóng dễ bỏng, nước quá lạnh dễ bệnh
Trong giao tiếp, đừng vội thật lòng với người mình chưa hiểu rõ, đừng thật thà không giới hạn. Bởi vì những người dùng "tốc độ ánh sáng" tiếp cận bạn, có ngày cũng sẽ rời đi như vậy!
- 28-08-2020Vì sao "từ chối" trong giao tiếp được coi như một nghệ thuật quan trọng và đáng học?
- 30-07-2020Từ chuyện dạy con tự tin giao tiếp trên xe của bà mẹ Do Thái, tu nghiệp sinh Israel kết luận: Muốn con thành công, nhất định phải rèn cho trẻ tính tự lập
Thái Khang Vĩnh từng nói: "Tôi khuyến khích mọi người nên làm một người lạnh nhạt, bởi vì quá nhiệt tình không phải là cách duy trì một mối quan hệ tốt đẹp."
Chúng ta từng nghĩ rằng nhiệt tình là vũ khí thần kỳ để duy trì mọi mối quan hệ. Nhưng khi bắt đầu đến lúc cuối cùng, chỉ có mình chúng ta là người chịu nhiều tổn thương nhất.
Hãy cư xử có chừng mực với mọi mối quan hệ, đừng đánh mất bản ngã của mình.
1. Nhiệt tình quá thành "hỏa hoạn"
Trong "Cô độc rất tốt" có viết: "Người với người như hai quốc gia, mỗi người đều bảo vệ lãnh thổ của mình, chỉ nên giao tiếp khi mối quan hệ tự nhiên, thoải mái, thậm chí có lãnh thổ còn trung lập."
Mối quan hệ giữa người với người nên có "độ" nhất định. Nhiệt tình thái quá và quan tâm quá nhiều có thể phản tác dụng.
Một cô gái muốn trang trí lại nhà, nên đã nhờ cô bạn thân đến giúp đỡ. Khi đến chợ, người bạn thân nhiệt tình giải thích chất lượng và tác dụng của các loại vật liệu cho bạn mình.
Bạn thân muốn cô gái trang trí theo phong cách hiện đại, đơn giản, vậy mới sành điệu. Nhưng cô gái kia sống cùng cha mẹ, không muốn thiết kế như thế, nên đã nói rõ với bạn thân về phong cách mà mình muốn. Không ngờ người bạn thân lại phủ nhận:
"Phong cách đó của cậu không hợp, theo cách tớ nói mới tốt, tớ có kinh nghiệm hơn cậu."
Cô gái vì không chấp nhận được sự "nhiệt tình" của bạn thân, nên hai người đã cãi nhau. Cuối cùng chia tay trong không vui.
Đừng nghĩ bản thân quen với đối phương mà cho mình cái quyền can thiệp vào lựa chọn của họ.
Giữ khoảng cách mới là cách giao tiếp phù hợp nhất!
Mối quan hệ hài hòa sẽ không tồn tại việc áp đặt ý tưởng cho nhau. Cái bạn nghĩ tốt cho họ, chưa chắc sẽ phù hợp, cũng chưa chắc là cái họ cần.
Quan tâm thái quá có thể trở thành gánh nặng vô hình cho người khác. Nếu mọi chuyện đi quá xa, hãy điều chỉnh đến mức độ thoải mái nhất.
2. Đừng tùy tiện thân quá nhanh với người lạ
Nhiều người cho rằng: "Những người lần đầu gặp gỡ mà quá nhiệt tình, thường ôm mục đích mà đến."
Nhà biên kịch Mã Vị Đô từng chia sẻ một câu chuyện:
Một cô gái vừa mới vào làm, chưa được mấy ngày, đã có "bạn thân".
Cô ấy coi đồng nghiệp đó như người nhà, cùng làm, cùng đi ăn, cùng mua sắm,...
Đối với người bạn thân này, cô ấy không giấu giếm mà kể hết bí mật gia đình và cá nhân, những rắc rối với lãnh đạo, những đồng nghiệp cô ấy ghét.
Sau đó, công ty đón chào một khách hàng lớn, nếu ký được hợp đồng với người này, nhân viên đó không chỉ có hoa hồng nhiều, còn được thăng chức.
Cô gái và "bạn thân" đều muốn ký được đơn hàng này, không ai chịu thua. Cuối cùng, dựa vào năng lực bản thân, cô gái đã giành được hợp đồng.
Nhưng cũng vì vậy, "bạn thân" kia bắt đầu trở mặt, hai người như kẻ xa lạ. Những bí mật cô gái từng kể giờ trở thành vũ khí của vị đồng nghiệp kia.
Tục ngữ nói đúng: "Giao tình nhạt đừng nói nông sâu."
Đừng vội thật lòng với người mình chưa hiểu rõ, đừng thật thà không giới hạn. Nếu không, thứ bạn đổi lại được là một nhát dao sắc bén đâm sau lưng.
Mối quan hệ thân thiết của người trưởng thành rất ít, bởi vì họ dùng thời gian dài để chứng minh xem mối quan hệ đó có đáng tiếp tục hay không!
3. Những người dùng "tốc độ ánh sáng" tiếp cận bạn, có ngày cũng rời đi như vậy
Có nhiều mối quan hệ trông thì bền vững, nhưng chỉ như cát bụi, chỉ vì một lần khó khăn có thể khiến mọi thứ tan thành mây khói.
Độc giả của tôi từng kể, lúc cậu ấy học năm hai đại học, bố cậu ấy xin nghỉ việc ngân hàng mà ra làm ăn riêng. Không ngờ, công việc làm ăn của bố cậu ấy thất bại, nợ nần chồng chất.
Những người bạn thân từng cùng mẹ cậu ấy đi mua sắm, cùng bố cậu ấy đi nhậu nhẹt đột nhiên mất tích, mấy ngày lễ cũng chẳng thấy mặt như trước đây nữa.
Sau này, bố mẹ phải bán nhà để trả nợ, cả nhà họ ở nhờ bên cô hai, hằng tháng phải trả tiền sinh hoạt. Nhưng cô hai thường giễu cợt, la mắng khiến cuộc sống họ thật sự rất tồi tệ, ngày nào cũng phải nhìn sắc mặt người khác sống qua ngày...
Những người đó đều từng là người mà gia đình cậu ấu giúp đỡ. Thế nên có đôi khi, sự chân thành không phải thứ để duy trì tình cảm. Những kẻ nịnh nọt sẽ rời đi khi bạn túng thiếu.
Chỉ khi bạn nghèo, bạn mới có cơ hội nhìn thấy sự thật từ các mối quan hệ, cũng như bản chất con người.
Bất luận mối quan hệ là gì, hãy cứ bình tĩnh, chầm chậm dùng thời gian mà tìm hiểu.
Mong rằng phần đời còn lại, bạn có thể tìm được những người bạn thực sự của chính mình.
Doanh nghiệp và tiếp thị