Giáo viên chủ nhiệm 15 năm: Quan sát kỹ cặp sách của con, cha mẹ nào phát hiện 4 bất thường sau cần cảnh giác
Nếu mở cặp sách của con ra, cha mẹ phát hiện 4 trường hợp “bất thường” sau đây, hãy chú ý nhiều hơn.
- 14-01-20248 thói quen kéo dài tuổi thọ siêu đơn giản, áp dụng chỉ trong 6 tuần, tôi nhận được kết quả đáng kinh ngạc
- 13-01-2024Những năm cuối đời , dù giàu hay nghèo cũng phải để lại 3 "tài sản" này cho con cái: Quan trọng hơn tiền bạc
- 12-01-2024Qua tuổi 70 mà vẫn làm được 5 điều này chính là người chiến thắng trong cuộc sống
Là cha mẹ, chúng ta đặc biệt muốn hiểu rõ về tình hình học tập của con ở trường. Liệu con có chú ý nghe giảng không? Có làm bài tập đúng cách không? Có bị thầy cô trách phạt gì hay không?
Chúng ta hiểu được hầu hết thông tin này thông qua lời kể của con và giao tiếp với giáo viên. Tuy nhiên, bao nhiêu phần trăm của những gì con nói là sự thật? Giao tiếp với giáo viên cũng không thể làm được liên tục. Vậy làm thế nào để nắm bắt thông tin học tập của con một cách nhanh chóng hơn?
Một giáo viên có kinh nghiệm 15 năm làm chủ nhiệm lớp tiết lộ rằng, muốn hiểu rõ về tình hình học tập của con, không nhất thiết phải thường xuyên hỏi giáo viên. Cha mẹ chỉ cần mở cặp sách của con, xem sách vở học tập hàng ngày, sự thật sẽ được tiết lộ rõ ràng và chân thật hơn.
Nếu phát hiện sách giáo khoa của con có 4 trường hợp “bất thường” sau đây, hãy chú ý nhiều hơn.
1. Sách vở sạch sẽ như mới
Một học kỳ đã qua, có những đứa trẻ vẫn giữ sách giáo khoa và vở viết mới như vừa mới nhận.
Nếu sách vở của con cũng như vậy, cha mẹ thực sự cần phải nâng cao sự chú ý. Một vài đứa trẻ có tính sạch sẽ thì không viết vào sách, nhưng đồng thời, cũng có rất nhiều đứa trẻ hoàn toàn không lắng nghe lời giảng trong lớp, thậm chí là không muốn mở sách. Với trường hợp hai, việc ghi chú theo lời giảng và làm bài tập về nhà là quá xa vời. Nếu có, đó cũng chỉ là việc chép bài một cách đối phó.
Sách giáo khoa bình thường nên có dấu vết học tập, hoặc ít nhất có dấu vết lật mở thường xuyên, được sử dụng mỗi ngày. Giáo viên toán sẽ hướng dẫn học sinh làm bài tập sau giờ; giáo viên Văn sẽ yêu cầu học sinh chuẩn bị trước, gạch chân các ghi chú quan trọng; giáo viên tiếng Anh sẽ yêu cầu có ghi chú kiến thức ngữ pháp trong sách; giáo viên các môn khoa học cũng sẽ chỉ ra các ghi chú thực nghiệm và bài giảng cần thiết.
Nếu con không ghi chú gì cả, rất có thể con đang chểnh mảng chuyện học tập. Phụ huynh nên chú ý sát sao việc học của trẻ hơn, đặc biệt cần tìm hiểu tình hình thực tế qua giáo viên.
2. Ghi chú quá chi tiết
Sách y như mới không tốt, nhưng sách có ghi chú quá chi tiết cũng vậy.
Nếu sách giáo khoa của con có những điểm kiến thức ghi chú đến mức dày đặc, đầy đủ, đừng vội mừng, đây chưa hẳn đã là điều tốt. Vì rất có thể trẻ đang rơi vào tình trạng: Tuy thái độ học tập rất đúng đắn, đáng khen, nhưng con chưa thực sự không biết học, hiệu suất rất thấp. Con thật sự cố gắng, nhưng kết quả cải thiện rất chậm. Tình trạng này kéo dài lâu có thể gây ảnh hưởng tới nhiệt tình học tập, dần khiến con chán học, ghét học.
Giáo viên chủ nhiệm này chỉ ra rằng, sự chú ý của kiểu học sinh này không tập trung vào giáo viên. Các em chỉ cắm cúi viết ghi chú trong lớp, không biết mình đã bỏ lỡ bao nhiêu điểm quan trọng trong lời giảng.
Còn những đứa trẻ lúc nào cũng theo dõi giáo viên, chỉ đôi khi mới viết ghi chú ở phần quan trọng nhất mới là những người lắng nghe chú ý, đặc biệt là có khả năng phân biệt đâu là điểm chính - phụ.
Học tập đúng cách là ghi chú trọng điểm, hoặc những kiến thức không có trong sách, đánh dấu những chỗ giáo viên nhấn mạnh, hoàn toàn không cần phải ghi kỹ từng từ từng chữ. Chỉ cần ghi nhớ tổng quan để về nhà đọc lại, giúp nhớ được bài giảng trên lớp là đủ.
3. Sách tràn ngập hình vẽ
Một số học sinh có năng khiếu sáng tạo đặc biệt, chỉ cần thấy hình ảnh trong sách, các em sẽ lấy nó để sáng tạo lại. Những học sinh này có trí tưởng tượng phong phú, tư duy linh hoạt và rất thông minh, nhưng ít khi áp dụng vào đúng nơi đúng chỗ.
Trong lớp, các em có vẻ trật tự, chăm chỉ nghe giảng và chép bài, nhưng thực sự họ luôn mải mê với công tác “sáng tạo” của mình. Chính điều này sẽ khiến các em mất sự tập trung vào việc học, lâu dần trở nên mất gốc, không có khả năng tiếp thu bài giảng.
4. Sách bài tập không có dấu vết chỉnh sửa
Khi cha mẹ kiểm tra vở bài tập của con, chúng ta không chỉ xem tình trạng hoàn thành, mà còn xem tình trạng chỉnh sửa bài vở.
Có những đứa trẻ mỗi lần làm bài đều rất chăm chỉ, nhưng bài sai không bao giờ được chỉnh sửa. Lỗi tương tự như vậy còn lặp lại ở rất nhiều bài sau. Học tập như vậy thật sự làm giảm tác dụng và mất thời gian.
Phải biết rằng, việc làm bài và sửa bài nhằm giúp các em củng cố kiến thức. Trong đó, quá trình kiểm tra lỗi và chữa bài của giáo viên sẽ giúp tìm ra kẽ hở kiến thức của học sinh. Nếu học sinh không rà bài, chỉnh sửa và nghiêm túc bổ sung kiến thức sai thì kẽ hở sẽ tồn tại mãi mãi, tích luỹ ngày càng nhiều hơn. Kết quả, nỗ lực của học sinh cũng không thể chuyển hóa thành điểm số.
Lời kết
Cặp sách của con thực sự có thể nêu ra phần nào tình trạng học tập và cả tính cách của con. Một cặp sách gọn gàng, phân loại rõ ràng cho thấy chủ nhân của nó có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc có hệ thống, thái độ học tập chỉn chu.
Dù bận rộn nhưng cha mẹ cũng nên dành thời gian để chú ý đến tình hình học tập của con kịp thời. Tốt nhất là phát hiện vấn đề trong thái độ và phương pháp học tập của con từ đầu để có thể uốn nắn, chỉnh sửa càng sớm càng tốt. Đối với con trẻ, thực tế các con không biết bắt đầu từ đâu, không biết phải thực hiện thế nào. Đây là những điều mà cha mẹ cần hướng dẫn từng bước.
*Nguồn: Aboluowang