MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo viên thẳng thắn chỉ ra 4 KIỂU học sinh là kết quả giáo dục sai cách từ gia đình, kiểu thứ nhất thời nay vô cùng phổ biến

13-02-2022 - 16:41 PM | Sống

Những người làm cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt nhất cho con nhưng họ không ngờ rằng phương pháp giáo dục sai cách có thể hủy hoại tương lai của con.

Cách giáo dục ảnh hưởng vô cùng lớn tới tương lai một đứa trẻ. Cho dù đứa trẻ sinh ra trong một gia đình giàu có, điều kiện vật chất đầy đủ nhưng nếu dạy dỗ sai cách cũng khó thành công trong tương lai.

Ngược lại, có những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng được cha mẹ yêu thương, dạy dỗ đúng mực thì dù sau này bước vào đời gặp khó khăn, chúng cũng sẽ tự vươn lên và gặt hái thành quả.

Vậy mới nói, giáo dục con cái là một khóa học khó mà cha mẹ cần chú trọng. Môi trường giáo dục từ gia đình có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của một đứa trẻ.

Mới đây, một giáo viên (Trung Quốc) đa có những lời chia sẻ thấm thía. Cô cho rằng những kiểu gia đình sau sẽ rất khó nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công:

1. Gia đình hình thành thói quen hưởng thụ cho con

Việc gia đình có kinh tế khá giả, giàu có đem đến điều kiện tốt cho con cái. Hơn thế, việc kinh tế khấm khá cũng là cơ hội để cha mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn, đỡ nặng gánh mưu sinh.

Giáo viên thẳng thắn chỉ ra 4 KIỂU học sinh là kết quả giáo dục sai cách từ gia đình, kiểu thứ nhất thời nay vô cùng phổ biến - Ảnh 1.

Không nên cho trẻ tiêu tiền một cách phung phí. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thấy rằng, đôi khi sự thừa thãi tiền bạc đã hình thành nên lối sống hưởng thụ cho những đứa trẻ, khiến chúng không biết trân quý giá trị lao động, thiếu sự đồng cảm với mọi người. Những đứa trẻ ấy luôn sống dựa dẫm, thiếu sự tự lập và có nguy cơ nhụt chí khi vấp ngã trên đường đời.

Những cha mẹ giàu có thường hay nói với con một câu: "Dù con có ra sao thì cha mẹ cũng đủ khả năng lo cho con". Cha mẹ không hề hay biết câu nói này có thể huỷ tương lai con. Những đứa trẻ vô tình cho rằng, bản thân không cần chăm chỉ học tập và lao động, mọi việc đã có bố mẹ giải quyết. Và trẻ không còn muốn phấn đấu với 100% năng lượng.

Để rèn tính tự lập, cha mẹ không nên cho con đời sống hưởng thụ. Một khi lối sống này được hình thành sớm sẽ khiến trẻ khó có thể tự đứng trên đôi chân của mình.

2. Gia đình luôn tạo áp lực học tập

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ cho rằng, việc học mới là điều quan trọng và là nền tảng vững chắc để phát triển sau này. Ngoài ra, sở thích, niềm đam mê, mối quan hệ,… của con đều là điều không đáng quan tâm. Không hiếm bắt gặp những đứa trẻ đeo cặp kính dày cộm, khoác chiếc balo to vật rồi ăn vội miếng bánh để kịp giờ học thêm. Lịch học dày đặc khiến các em không có thời gian giải trí.

Giáo viên thẳng thắn chỉ ra 4 KIỂU học sinh là kết quả giáo dục sai cách từ gia đình, kiểu thứ nhất thời nay vô cùng phổ biến - Ảnh 2.

Việc tạo áp lực điểm số chỉ khiến con thêm mệt mỏi, không thu được kết quả tốt. (Ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ luôn tạo áp lực cho con phải đạt điểm cao, xếp hạng trong top đầu của lớp. Không chỉ vì tương lai của con mà đó còn là niềm hãnh diện của cha mẹ với mọi người. Và khi những đứa trẻ bị điểm kém sẽ bị trách móc nặng nề, thậm chí là bị đánh đòn.

Việc tạo áp lực học tập khiến trẻ rơi vào mặc cảm, tự tin, mệt mỏi,… dẫn đến không dám đối diện với cha mẹ, bạn bè. Các em trở nên sống khép kín, thậm chí, nhiều em có những hành động dại dột để hành hạ bản thân hoặc để giải thoát cho mình.

3. Gia đình không xây dựng nguyên tắc cho con

Nhiều đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không có nguyên tắc, không có kỷ luật sẽ hình thành lối sống buông thả, sớm hư hỏng. Nhiều cha mẹ thường không áp dụng nguyên tắc với con, luôn tìm cách biện hộ: "Tôi thương con, tôi sẽ làm những điều con thấy vui" hoặc "Con làm gì cũng được, miễn là con thích",…

Giáo viên thẳng thắn chỉ ra 4 KIỂU học sinh là kết quả giáo dục sai cách từ gia đình, kiểu thứ nhất thời nay vô cùng phổ biến - Ảnh 3.

Cha mẹ cần áp dụng những nguyên tắc để con hình thành tính kỷ luật. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần thẳng thắn nhìn nhận giữa luật lệ và tình yêu thương con. Nếu mang đến tình yêu thương nhưng khiến con trở nên ích kỷ, lười biếng, sống không có nguyên tắc thì điều này có hại vô cùng, khiến con cái vô tổ chức.

Ngược lại, nếu những nguyên tắc cha mẹ đặt ra khiến con trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với gia đình thì quy tắc thành vô nghĩa. Cha mẹ nên tham khảo cách người Nhật dạy con để xây dựng nhân cách tốt cho trẻ. Việc kiên trì theo đúng nguyên tắc sẽ giúp những đứa trẻ có tính kỷ luật cao.

4. Gia đình "tan đàn xẻ nghé", có cha mẹ li hôn

Trong cuộc sống ngày nay, việc ly hôn giữa các cặp vợ chồng xảy ra càng nhiều. Đa phần khi chứng kiến việc ly hôn của cha mẹ, con cái thường bị tổn thương nghiêm trọng. Khi cha mẹ không còn hạnh phúc bên nhau, trẻ dễ rơi vào cảm giác sợ hãi, luôn lo lắng mình bị bỏ rơi, không có đầy đủ cha mẹ bên cạnh.

Giáo viên thẳng thắn chỉ ra 4 KIỂU học sinh là kết quả giáo dục sai cách từ gia đình, kiểu thứ nhất thời nay vô cùng phổ biến - Ảnh 4.

Việc cha mẹ li hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý con cái. (Ảnh minh họa)

Việc cha mẹ ly hôn sẽ khiến tâm lý trẻ rơi vào tiêu cực, thậm chí là để lại di chứng lâu dài. Những đứa trẻ này thường có tính khí thất thường; cảm thấy mất mát; thu hẹp mình, mặc cảm, tự ti. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ rơi vào chứng trầm cảm.

Bên cạnh những kiểu gia đình có môi trường giáo dục không tốt, vị giáo viên cũng chia sẻ kiểu gia đình nuôi dưỡng con phát triển tốt. Trên thực tế, nhiều cha mẹ là công nhân bình thường cũng có thể đào tạo nên những đứa con thiên tài nếu họ là người coi trọng việc học tập của con.

Còn một kiểu gia đình nữa cũng giúp con cái thành công là luôn nghiêm khắc với con, đồng thời vẫn duy trì không khí hòa thuận giữa các thành viên. Cha mẹ cần xây dựng kỷ luật để trẻ hạn chế vấp phải những sai lầm. Nhưng bên cạnh đó, cần khen thưởng đúng lúc để trẻ phấn khởi, hạnh phúc.

https://afamily.vn/giao-vien-thang-than-chi-ra-4-kieu-hoc-sinh-la-ket-qua-giao-duc-sai-cach-tu-gia-dinh-kieu-thu-nhat-thoi-nay-vo-cung-pho-bien-20220210085515344.chn

Theo Ức Hà Chi

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên