MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giàu - nghèo dễ biết: Người kém cỏi nói chuyện thị phi, người ưu tú bàn vấn đề, người thượng đẳng luận cục diện

22-02-2021 - 11:35 AM | Sống

Chúng ta cần phải hiểu mình, nhận rõ giới hạn của mình, xem xem mình đang ở tầng nào trong xã hội để có sự nỗ lực, cố gắng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

01

Người kém cỏi, giỏi bàn chuyện thị phi

Bàn về vấn đề, năng lực của họ không đủ; luận về tầm nhìn, cao độ của họ chưa tới, vì vậy mà họ chỉ biết đi bàn chuyện thị phi của thiên hạ.

Thứ họ quan tâm trước giờ không phải là bản thân vấn đề, họ thích dùng quan điểm của mình chụp mũ cho người khác, vì không giỏi giải quyết vấn đề và sáng tạo ra giá trị, họ chỉ có thể đứng trên những quan điểm đạo đức hạn hẹp và những khái niệm thế tục truyền thống giới hạn của mình để phán đoán và dị nghị về người khác.

Khi họ đã phủ nhận ai, thì dù người đó có làm gì cũng đều là không đúng, họ thích quy chụp cho người khác trước, rồi sau đó hắt nước bẩn vào người ta, họ cười trên sự đau khổ của người khác.

Họ thích thảo luận với nhau và tạo ra hiệu ứng tập thể trong nhóm của mình, và mục đích chỉ là để lật đổ một ai đó.

Điểm mấu chốt đó là, thứ duy nhất mà họ quan tâm, chỉ là tự tôn và sĩ diện, một người càng không làm được trò trống gì, lại càng dễ chấp niệm với những thứ sĩ diện tầm thường, đi đâu cũng phải phô ra cái lòng tự tôn mạnh mẽ của mình.

Họ yếu đuối và nhạy cảm, thực tế không được như ý muốn thì sống ảo, từ đó nảy sinh ra tâm lý bù trừ, càng thất bại càng sĩ diện, rất cần tới sự khen ngợi, tán thưởng và công nhận của người khác để có được cảm giác tồn tại.

Họ là những người dễ bị cảm xúc kiểm soát nhất, họ thích những thứ có thể thỏa mãn được cảm xúc, được cái tôi của mình. Một khi bị ai đó phủ định, họ sẽ trả đũa gấp bội.

Có câu: "Người nói chuyện thị phi, ắt là người thị phi". Vì vậy, gặp phải kiểu người như này, sớm biết mà tránh xa, tránh tự rước họa vào thân.

02

Người ưu tú, giải quyết vấn đề

Người hạ đẳng thích "đối nhận bất đối sự", trong khi người trung đẳng thích "đối sự bất đối nhân".

Ý muốn nói, thứ họ nhìn vào là sự việc chứ không phải con người, bởi lẽ họ có năng lực giải quyết vấn đề, họ nhìn nhận và đối diện trực tiếp với vấn đề, thay vì viện lý do hay đổ lỗi cho người khác.

Họ thường có những hứng thú và sở thích riêng, có định vị rõ ràng, là một chuyên gia, một học giả trong một lĩnh vực nào đó, hoặc là một người chẳng bao giờ để những lời đồn thổi hay ý kiến bên ngoài đánh động.

Họ thích nói lý, những tin đồn tới từ những người kém cỏi sẽ được họ tự động lọc ra, họ thường không cãi nhau với người kém cỏi, không phải họ không biết cãi nhau mà là họ không muốn, họ không muốn tự biến mình thành những người không cùng đẳng cấp với mình.

Họ thích sự thương lượng và thấu hiểu lẫn nhau. Mọi hành động của họ đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế.

Họ ghét nói mà không làm, họ thích bàn bạc, thích vùi đầu và chuyên tâm cho công việc, giá trị của họ là giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề thực tế.

Họ kiên định, chăm chỉ, thuộc tầng lớp trung lưu, chỉ những người có tài sản vĩnh viễn mới có tính kiên trì lâu dài, và vì vậy mà họ có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhất định, không dễ bị ảnh hưởng, lung lay bởi thị phi bên ngoài.

03

Người thượng đẳng, luận cục diện

Thời đại của chúng ta luôn cần nhất những người có tầm nhìn xa, ôm một cục diện lớn.

Họ từ lâu đã tránh xa mấy thứ thị phi đúng sai, họ không vướng bận bởi những vấn đề cụ thể, họ giỏi nhìn sự việc từ bên ngoài, thích tổng kết, quy nạp, vì vậy mà luôn có thể khám phá ra bản chất và quy luật của sự vật trong khi người khác còn đang mơ hồ mò mẫm không biết nên bắt đầu từ đâu.

So với cá nhân, họ quan tâm nhiều hơn đến bản chất con người; so với giải quyết vấn đề, họ quan tâm nhiều hơn đến kết quả.

Họ không để cái tim đi trước cái đầu, luôn dùng lý trí giải quyết vấn đề, cũng sẽ không vì một vấn đề cụ thể nào đó mà bỏ lỡ mất một giá trị lớn hơn.

Họ thích đứng ở điểm cao nhất của vấn đề, họ coi tình hình, cục diện chung là trách nhiệm của mình.

Người có một tầm nhìn bao quát, một cục diện lớn cũng giống như núi cao nước thẳm vậy, họ có khả năng hòa nhập, thậm chí thỏa hiệp với mọi thứ nên không sinh ra oán hận; họ sẵn sàng đi đến những nơi người khác không muốn đi, nên có thể "đắp sông đổ biển", họ thay đổi linh hoạt, vì thay đổi là đổi mới, là sáng tạo và là cơ hội.

Họ tự tin nhưng không tự đại; họ nghĩ lớn nhưng không viển vông, họ đã làm là sẽ thắng và còn là thắng lớn.

 Giàu - nghèo dễ biết: Người kém cỏi nói chuyện thị phi, người ưu tú bàn vấn đề, người thượng đẳng luận cục diện  - Ảnh 1.

Đây chính là 3 đẳng cấp người trong xã hội, cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa người với người.

Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, ba kiểu người này cấu thành nên một xã hội rộng lớn và nhiều màu sắc.

Kẻ trí là kẻ tự biết mình. Chúng ta cần phải hiểu mình, nhận rõ giới hạn của mình, xem xem mình đang ở tầng nào trong xã hội để có sự nỗ lực, cố gắng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Rồi sẽ có một ngay bạn hiểu ra được rằng: nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn, trông về cục diện, mới là con đường để thay đổi tầng lớp xã hội của mình đúng đắn nhất.


Theo Như Nguyễn

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên