MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới phân tích: Tỷ giá yên Nhật/USD thấp nhất gần 4 thập kỷ, nhưng chính phủ Nhật Bản sẽ chưa vội can thiệp

28-06-2024 - 07:15 AM | Tài chính quốc tế

Theo Bank of America Securities và Citigroup, vòng can thiệp tiếp của chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn chặn đà lao dốc của đồng yên có thể sẽ được đưa ra khi đồng tiền này chạm mức 165 so với USD.

Giới phân tích: Tỷ giá yên Nhật/USD thấp nhất gần 4 thập kỷ, nhưng chính phủ Nhật Bản sẽ chưa vội can thiệp- Ảnh 1.

Ở phiên 26/6, có thời điểm đồng yên giao dịch ở mức 160,86 đổi 1 USD - thấp nhất kể từ tháng 12/1986. Đà trượt giá của đồng yên đã khiến thị trường dự đoán rằng chính phủ Nhật Bản sẽ có động thái can thiệp mạnh mẽ hơn.

Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu Nhật Bản - Masato Kanda, đã cảnh báo rằng, các nhà chức trách “quan ngại sâu sắc và cảnh giác cao độ” về sự sụt giảm của đồng yên.

Giới phân tích: Tỷ giá yên Nhật/USD thấp nhất gần 4 thập kỷ, nhưng chính phủ Nhật Bản sẽ chưa vội can thiệp- Ảnh 2.

Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/1986 so với USD.

Bank of America Securities cho rằng chính phủ Nhật Bản có mức giới hạn để can thiệp là 165, dù một số thông tin cho rằng mức này có thể ở khoảng 164 đến 164,5. Shusuke Yamada, giám đốc chiến lược ngoại hối tại Nhật Bản của BofA Securities, cho biết: “Dù việc chính phủ Nhật Bản can thiệp có thể làm chậm đà giảm của đồng yên và ngăn không cho tỷ giá với USD lên cao hơn 165, song những nguyên tắc cơ bản và dòng outflow thì khó có thể thay đổi.”

Trong khi đó, các chiến lược gia của Citigroup FX cũng cho rằng chính phủ Nhật Bản có thể sẽ can thiệp khi tỷ giá lên 165. Họ ước tính, chính phủ Nhật Bản hiện còn khoảng 200 đến 300 tỷ USD trong quỹ bình ổn để hỗ trợ đồng yên.

Nikkei cho hay, chính phủ Nhật Bản được cho là đã chi khoảng 8 nghìn tỷ yên (49,9 tỷ USD) vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 để ngăn chặn đà sụt giá của đồng nội tệ. Song, động thái này vẫn chưa thể khắc phục được điểm yếu của đồng yên, do sự chênh lệch quá lớn về lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản.

Shoki Omori, chiến lược gia trưởng tại Mizuho Securities, cho biết thời điểm và mức độ của lần can thiệp tiếp theo có thể sẽ quan trọng hơn đối với tỷ giá yên/USD. Ông dự đoán, động thái của chính phủ Nhật Bản sẽ diễn ra sau khi số liệu PCE của Mỹ được công bố vào ngày 27/6, nếu lạm phát có dấu hiệu ổn định.

Omori chia sẻ: “Tôi lo ngại về sự sụt giảm của đồng yên đang phản ánh sự suy yếu của nền kinh tế Nhật Bản.”

Theo Alvin Tan, trưởng nhóm chiến lược ngoại hối tại RBC Capital Markets ở Singapore, lại cho rằng khả năng chính phủ Nhật Bản can thiệp là không xảy ra. Ông cho biết, tỷ giá cặp yên/USD không biến động đặc biệt trong đêm hay vài tuần qua. Tan cho rằng, tỷ giá USD/yên là dưới 9, thấp hơn mức 11 như trước khi chính phủ can thiệp vào cuối tháng 4.

Tuy nhiên, Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG Australia, cho biết trong một lưu ý hôm 26/6 rằng, NHTW Nhật Bản (BOJ) “cần xem xét tác động tiêu cực của diễn biến này với đồng yên và thảo luận về các kế hoạch dự phòng” khi đưa ra quyết định tại cuộc họp chính sách tiền tệ sắp tới.

Tham khảo Nikkei

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên