Giới trẻ Trung Quốc với trào lưu “không kết hôn, không sinh con” đang gây áp lực cho xã hội, chuyên gia lý giải nguyên nhân
Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã giảm, quan niệm hôn nhân và sinh con của giới trẻ cũng thay đổi đáng kể.
- 31-08-2021Cách người trẻ châu Á đối diện với áp lực: Quyết định chỉ 'nằm bẹp', không kết hôn và sinh con, từ bỏ nhu cầu vật chất
- 08-04-2021Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ
- 17-12-20194 "con hổ châu Á" bế tắc vì dân số già hóa, người trẻ không muốn kết hôn và sinh con
Theo số liệu công bố gần đây của cục thống kê quốc gia Trung Quốc, số trẻ được sinh ra trong những năm trở lại đây tiếp tục giảm, về vấn đề này, vụ dân số và gia đình của Ủy ban y tế Trung Quốc cho biết, số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã giảm, quan niệm hôn nhân và sinh con của giới trẻ cũng thay đổi đáng kể.
Dương Kim Thụy-Phó vụ trưởng, vụ dân số và gia đình của ủy ban y tế Trung Quốc cho rằng, số trẻ sinh ra sụt giảm nghiêm trọng là kết quả của sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Ông cho biết, số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đặc biệt là phụ nữ trong thời kì tốt nhất để sinh con càng ngày càng giảm.
Trong thời kì thực hiện "kế hoặc 5 năm lần thứ 13" số phụ nữ từ 20-34 trong độ tuổi sinh sản cao giảm trung bình 3,4 triệu người mỗi năm. Năm 2021 giảm 4.73 triệu người so với năm 2020. Đây là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự suy giảm số lượng số trẻ được sinh ra.
Thứ hai, quan niệm hôn nhân và sinh con của giới trẻ thay đổi đáng kể:
Hnay, thế hệ 9x, 2k là đối tượng mới của việc kết hôn và sinh con, phần lớn là họ lớn lên và làm việc ở các thành phố, thị trấn, đối mặt với áp lực cạnh tranh công việc càng lớn, hiện tượng tảo hôn và sinh nở muộn rất phổ biến. Ông cũng cho biết, kết hôn muộn làm tăng khả năng phụ nữ cả đời sẽ không kết hôn, làm giảm khả năng sinh sản. Đồng thời, tâm lí sẵn sàng có con cũng giảm đi, trong cuộc điều tra năm 2017, 2019, 2021, trung bình số phụ nữ có con trong độ tuổi sinh sản lần lượt là 1.76, 1.73 và 1.64.
Thứ ba, chi phí sinh đẻ và nuôi dạy con cái cao làm những lo lắng về việc sinh sản trở nên nghiêm trọng:
Với sự phát triển của kinh tế xã hội, chi phí cho việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái dưới tác động của nhiều yếu tố như: nhà ở, giáo dục, việc làm,..vv vẫn ở mức cao, làm dấy lên lo ngại về việc sinh con trong giới trẻ hiện nay, các chính sách hôc trợ liên quan chưa có sự liên kết chặt chẽ, chăm sóc trẻ và các dịch vụ công cộng khác chưa hoàn thiện khiến nhiều người trẻ do dự và chán nản khi đề cập đến vấn đề sinh con.
Cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Trung Quốc cho thấy nhiều người lo lắng về các chi phí khi xây dựng gia đình, bị "ám ảnh hôn nhân" từ trải nghiệm cá nhân hoặc qua phương tiện truyền thông xã hội hay "không có động lực" để tìm kiếm tình yêu đích thực.
Tại Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố lớn, chi phí sinh hoạt cao và tình trạng làm thêm giờ phổ biến cũng khiến nhiều người ngại kết hôn, sinh con. Trong khi đó, những phụ nữ được giáo dục cao, độc lập tài chính có nhiều lựa chọn hơn và ngày càng không muốn bị đẩy vào cuộc sống hôn nhân.
Thứ tư, các nhà nghiên cứu cho biết Internet cũng tạo ra ảnh hưởng đáng kể:
"Một mặt, Internet bùng nổ cho phép giới trẻ có nhiều tiếng nói hơn trong đời sống xã hội của họ. Khi không kết hôn, họ có lối sống tự do, không bị gò bó, có thể dành nhiều thời gian hơn cho sự nghiệp và sở thích cá nhân. Mặt khác, mọi người cũng bị bủa vây bởi những thông tin tiêu cực khiến họ không mặn mà với hôn nhân".
Thứ năm, giới trẻ bị những ám ảnh của các cuộc hôn nhân không hạnh phúc tiền nhãn tác động:
Zhou Pingfan (23 tuổi), nhà phát triển phần mềm ở Nam Kinh, cho biết anh bị ảnh hưởng khi chứng kiến nhiều cặp vợ chồng không hạnh phúc trong cuộc sống.
"Tôi có 4 người anh em họ, tất cả đều ly hôn sau chưa đầy 3 năm cưới". Kể từ khi chia tay bạn gái 2 năm trước, Zhou dành phần lớn thời gian cho công việc hoặc chơi game."Thế giới Internet giống như tạo ra một nơi ẩn náu, cho phép tôi thoát khỏi sự đơn điệu của cuộc sống hàng ngày. Trong thế giới đó, bạn có thể có một mối tình hoàn hảo bất cứ lúc nào mà không bị tổn thương", Zhou nói.
Tao Meng (25 tuổi), nhân viên ngân hàng ở Bắc Kinh, cho biết cô tin vào tình yêu đích thực nhưng không cho rằng hôn nhân là điều bắt buộc. "Sự nghiệp của tôi chỉ mới bắt đầu, có rất nhiều thứ cần làm, nhiều thử thách cần đối mặt. Tôi có những người bạn bận rộn đi xem mắt vào mỗi cuối tuần. Tôi nghĩ họ thích những buổi hẹn hò, nhưng tôi thì muốn dành thời gian làm việc khác hơn, ví dụ như đọc sách".
Giới trẻ không mặn mà với hôn nhân
Tao nói hài lòng với hiện tại: một sự nghiệp đầy hứa hẹn, cuộc sống thoải mái ở nhà với bố mẹ, vài người bạn để đi chơi khi rảnh rỗi và một con mèo ảo nuôi trên ứng dụng di động.
Kết hôn đồng nghĩa với việc tôi phải chia sẻ gánh nặng tài chính khi sở hữu một căn hộ, một chiếc xe hơi, nuôi con và phải làm quen với việc cân bằng cuộc sống - công việc mới. Tôi không chắc liệu mình có chuẩn bị cho những thay đổi đó chưa. Suy cho cùng, hôn nhân là điều xa xỉ, không phải ai cũng có thể lo được".
Ngoài các nguyên nhân trên, dịch bệnh covid 19 cũng ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch kết hôn và sinh con của nhiều bạn trẻ.
Theo Chinatimes