Giữa lòng Arab nóng bức, một sa mạc đang có tuyết phủ trắng xóa
Tại sao sa mạc lại có tuyết rơi? Một hiện tượng hiếm gặp, và lời giải cho nó thì không mấy vui vẻ.
- 05-12-2021"Một người chết trên sa mạc, trong tay cầm một que diêm gãy, tại sao anh ta chết": Liệu bạn có trả lời được để vượt qua vòng sơ tuyển của Google
- 21-11-2021Xây đường sắt giữa sa mạc, Trung Quốc gặp hàng loạt sự cố, "méo mặt" đổ thêm cả đống tiền
Với đa số chúng ta, Arab Saudi là một thế giới nóng bỏng, và hiển nhiên các sa mạc tại đây cũng phải nóng như vậy. Một thế giới bao trùm bởi cát và nắng cháy.
Nhưng chuyện kỳ lạ đã xảy ra. Gần đây, một sa mạc của Arab Saudi bỗng nhiên được bao phủ bởi cát trắng.
Sa mạc Badr Governorate có tuyết trắng bao phủ
Cụ thể, những trận mưa tuyết trong khu vực diễn ra vào đầu tháng 1/2022 đã làm thay đổi cảnh quan tại Arab, khiến nhiều người cảm thấy háo hức. Osama Al-Habri, nhiếp ảnh gia người Arab đã chụp được nhiều hình ảnh tại sa mạc Badr Governorate gần thành phố Medina, với lớp cát được bao phủ bởi tuyết trắng.
Mùa đông ở Arab Saudi diễn ra từ tháng 12 - tháng 2, mang đến khí hậu có phần mát mẻ hơn. Nhưng theo Al-Harbi, mùa đông với thời tiết đủ khắc nghiệt để tạo ra tuyết tại sa mạc Badr là một hiện tượng rất hiếm gặp, đã không xảy ra trong rất nhiều năm. Ông thậm chí gọi đây là "trận mưa tuyết mang tính lịch sử".
Được biết, Al-Harbi ghi lại những hình ảnh này từ ngày 11/1. Khi đó, khu vực đã thu hút rất nhiều người đến tham quan, thậm chí có những du khách vượt hàng dặm được để mục kích cho được cảnh tượng hiếm gặp này.
Nhưng tại sao sa mạc lại có tuyết? Câu trả lời không mấy hoan hỉ
Trên thực tế, việc các sa mạc có tuyết không phải điều chưa từng xảy ra. Như sa mạc Sahara, nơi nổi tiếng nóng bức và khô cằn hàng đầu thế giới, trong lịch sử hiện đại đã có vài lần phủ tuyết. Suốt 42 năm qua, tuyết đã rơi 5 lần tại Sahara, trong đó có 3 lần diễn ra trong giai đoạn 2016 - 2021. Thậm chí năm 2018, có khu vực ở Sahara chứng kiến lượng tuyết dày tới 40cm.
Lý giải cho chuyện này, Roman Vilfand - chuyên gia từ Cơ quan Giám sát Môi trường và Khí tượng Nga nhận định biến đổi khí hậu có thể chiếm vai trò lớn.
Sa mạc Sahara cũng từng có tuyết
"Tuyết rơi ở sa mạc cùng nhiều hiện tượng cực đoan như bão lũ hoành hành, hạn hán, lạnh khắc nghiệt kéo dài... đang diễn ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân dường như bắt nguồn từ việc Trái đất nóng lên, tạo ra một cơn khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng".
Dẫu vậy, một số chuyên gia nhận định vẫn còn là quá sớm để đánh giá sức ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với một khu vực cụ thể.
Nguồn: CNN, Science Alert
Pháp luật và bạn đọc