[Góc khởi nghiệp thất bại]: Được định giá 560 triệu USD nhưng thất bại do xài tiền như nước, bỏ 10.000 USD mua một chiếc ghế phòng họp
Mặc dù các nhà đầu tư sẵn sàng trao cho các Startup những khoản đầu tư lên đến hàng triệu đô la giống như phân phát kẹo trong lễ Halloween thì đừng quên rằng việc khởi nghiệp vẫn là một công việc mạo hiểm.
- 24-03-2019[Case study] Startup thất bại dù gọi vốn thành công hơn 300 triệu USD
- 10-03-2019Cạnh tranh với Mỹ, hàng không châu Âu hứng đòn đau: Thất bại ê chề
- 01-01-2019Mặt tối của nền giáo dục Mỹ: Tiêu chuẩn đỗ vào ĐH quá khắt khe, người trẻ sợ thất bại đến mất phương hướng, không cảm thấy đam mê và không biết niềm đam mê thực sự là gì
- 22-11-20187-Eleven tại Indonesia - thất bại muối mặt của chuỗi cửa hàng tiện lợi đình đám và bài học xương máu: Chỉ nổi tiếng thôi là chưa đủ
Thậm chí hàng trăm triệu USD cũng không thể khiến một start-up tránh khỏi kết cục sụp đổ. Và đôi khi tất cả điều cần có trước khi đạt được "thành công" lại là một thất bại. Đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman là một ví dụ. Trước khi đạt được thành công vang dội với mạng xã hội dành cho lĩnh vực HR có doanh thu lên đến 1 tỷ USD, Hoffman từng gặp thất bại với nền tảng mạng xã hội có tên SocialNet.
Nếu bạn đang nghĩ về việc tạo startup của riêng mình, trước tiên hãy nghiên cứu những case trong lĩnh vực mình định kinh doanh. Tỷ lệ thất bại cho khởi nghiệp là quá cao. Không nên nản lòng nhưng cũng hãy chớp cơ hội học hỏi trước khi thật sự bước chân vào cuộc chiến khốc liệt này. Cùng điểm lại một số startup thất bại nổi tiếng và cùng rút tỉa bài học cho riêng mình.
Trái đắng mang tên Beepi
Beepi: 2013 - 2/2017
Vốn đầu tư nhận được: 150 triệu USD
Định giá cao nhất: 560 triệu USD
Trang web trung gian mua bán xe cũ Beepi tuyên bố đóng cửa vào tháng 2/2017. Trước đó, cả Fair.com và hãng môi giới xe cũ DGDG cân nhắc mua lại công ty khởi nghiệp này nhưng đều từ chối. Cuối cùng, Beepi phải dừng hoạt động vì cạn tiền. Beepi là một ví dụ điển hình về quản lý tài chính trong vận hành doanh nghiệp cùng "điểm chết" trong chiến lược kinh doanh sản phẩm.
Ý tưởng tốt
Một trong những xu hướng lớn nhất trong khởi nghiệp là sự phát triển của các sàn thương mại điện tử trực tuyến. Điều này mang lại sự thuận tiện trong giao dịch mua bán và cắt giảm chi phí cho người dùng cuối. Beepi ra đời trong bối cảnh đó, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xe đã qua sử dụng với mục tiêu cải thiện quy trình cho người mua và người bán. Có thể nói, Beepi là một trường hợp kinh điển cho việc khởi nghiệp từ một ý tưởng tốt của một công ty – tạo ra một thị trường để mọi người bán và mua xe ô tô đã qua sử dụng. Beepi xử lý giao dịch mua bán xe ô tô đã qua sử dụng, giao cho chủ sở hữu mới, bỏ qua cơ cấu chi phí và hoa hồng của các đại lý xe hơi.
Với ý tưởng này, nó đã được định giá cao tới 560 triệu USD trong các vòng tài trợ trước đó, sau khi huy động tiền từ 35 nhà đầu tư, bao gồm Yuri Milner, Comerica, Redpoint, Foundation Capital, Sherpa Capital và Fabrice Grinda. Mục tiêu của Beepi là cải thiện quy trình cho người mua và người bán, cung cấp dịch vụ "lợi đơn lợi kép" cho cả người mua và người bán.
Beepi đứng trung gian môi giới "ghép giao dịch" người bán với người mua và cung cấp cho người bán một mức giá đảm bảo cùng cam kết sẽ mua lại xe của người bán nếu họ không bán được xe trong vòng ba mươi ngày. Đồng thời, đối với người mua, Beepi cũng vận hành một quy trình nhằm đơn giản hóa tối đa quá trình nhận hàng của người mua: Beepi kiểm duyệt hàng và giao hàng đồng thời đảm bảo về thủ tục pháp lý tại nơi ở của người mua.
Với quy mô của thị trường xe hơi đã qua sử dụng, thị trường trực tuyến ngày càng mở rộng và điểm mấu chốt "nan giải" cần giải quyết đó là Kho bãi chứa hàng – với loại hàng hóa chiếm diện tích như xe hơi. Với vấn đề này, Beepi có vẻ đã có được một giải pháp hợp lý. Họ khiến mọi việc trở nên đơn giản và dễ dàng bằng cách "cố gắng bôi trơn" quá trình giao dịch giữa hai bên người mua và người bán để chắc chắn tỷ lệ bán/mua xe đạt mức cao nhất thậm chí còn hướng tới phương án "hấp dẫn" hai trong một "vừa bán và vừa mua" của cả hai bên. Và các nhà đầu tư dường như đồng ý với kết quả huy động được 149 triệu USD trên khi trên mức định giá 560 triệu đô la của công ty.
Tuy nhiên, tính toán là vậy nhưng trên thực tế Beepi đã không thể thống trị thị trường buôn bán xe hơi đã qua sử dụng với cách thức kinh doanh mới. Trước khi đạt được doanh số từ chiến lược kinh doanh mới thì công ty đã gặp phải một vấn đề quen thuộc của khởi nghiệp đó là "hết tiền". Và sau nỗ lực thất bại trong việc bán lại công ty cho Fair.com, một startup khởi nghiệp khác trong lĩnh vực xe hơi và DGDG, công ty đã buộc phải đóng cửa vào tháng 12 năm 2016. Đến tháng 2/2017, công ty đã được bán hết từng phần, số tiền thu được để trả hết nợ.
Thực hiện tồi
Các vấn đề, như thường thấy, nằm ở việc thực hiện tầm nhìn của người sáng lập và trong hoạt động của công ty. Trong bài viết về sự sụp đổ của Beepi, TechCrunch ghi lại nhiều vấn đề xảy ra trong công ty. Beepi đã thu được một khoảng doanh thu với một tốc độ đáng kinh ngạc - 7 triệu USD mỗi tháng, và theo báo cáo của Ingrid Lunden, phần lớn số tiền đó dùng được chi trả cho các chi phí về lương – đặc biệt lương của các lãnh đạo cấp cao ở công ty, làm thêm giờ và các chi phí không cần thiết.
Bài báo cũng trích dẫn các vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng và đăng ký cho những chiếc xe mua mới của người mua hàng. Thậm chí, có nhiều trường hợp, do không kịp đăng ký biển số xe tại nơi mới, công ty đã phải chịu khoản phạt với cả cơ quan hành chính và từ phía khách hàng. Tất cả đều có những điểm trục trặc không thuận lợi như định hướng.
Việc quá tích cực kêu gọi vốn và phát triển quá nhanh có lẽ cũng là một sai lầm của Beepi. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty đã tuyển dụng 300 nhân sự. Một sự phình to chi phí quá lớn so với mức phát triển thực của công ty.
Theo nhà bình luận Ingrid Lunden của trang TechCrunch: "Họ sẵn sàng chi 10.000 USD cho một chiếc ghế sofa trong phòng họp riêng của giám đốc điều hành, rồi phí điện thoại, phí xe hơi… cho những người đồng sáng lập khác. Thiếu cân bằng và vững vàng trong cấu trúc chi tiêu như vậy, nên khi thị trường không phát triển như kỳ vọng, một bộ máy cồng kềnh với doanh thu nhỏ giọt. Theo số liệu của Ingrid Lunden, vào quý III/2016, Beepi chỉ bán được 153 chiếc xe/tháng ở California, Mỹ, trong khi những cửa hàng bán xe cũ truyền thống ở California bán tới 8.500 chiếc xe/tháng. Điều này đã khiến họ nhanh chóng sụp đổ". Rõ ràng đã có một tỷ lệ nghịch giữa tốc độ tăng trưởng và số tiền trong ngân quỹ của công ty.
Năm 2015, theo báo cáo của Tạp chí Phố Wall, Beepi tiếp tục tìm kiếm khoản tài trợ bổ sung 300 triệuUSD dựa trên mức định giá 2 tỷ đô la đầy tham vọng.
Một vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của Beepi, ít nhất là trong mô hình kinh doanh mà họ sử dụng, là việc người tiêu dùng không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba cho quy trình mua xe. Mua một chiếc xe, thậm chí là một chiếc xe đã qua sử dụng, là một trong những khoản chi lớn cho bất kỳ ai. Và việc không rõ về món đồ mà mình định mua – đó là điều mà hầu hết người mua đều thấy hoàn toàn không thoải mái.
Với một thứ quan trọng như một chiếc xe hơi, hầu hết người mua đều muốn trải nghiệm thực tế của việc ngồi vào ghế lái và tự kiểm tra động cơ; họ muốn lái thử một chiếc xe hơi để biết nó có đáp ứng nhu cầu của họ hay không. Với mô hình kinh doanh mà Beepi đang triển khai thì đó là điều không phù hợp. Beepi có thể đã nghĩ rằng họ đang loại bỏ một bước không cần thiết, nhưng có lẽ bước mà họ cắt bỏ lại là phần quan trọng nhất của trải nghiệm mua xe.
Thất bại của Beepi không ngăn cản sự thành công của các doanh xe hơi đã qua sử dụng trực tuyến khác; cũng như các công ty khởi nghiệp thất bại, nhiều vấn đề đến từ nội tại của công ty. Nhưng những sai lầm của nó sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho các đối thủ về tầm quan trọng của sự cẩn trọng trong quản lý tài chính và những điều cốt lõi của của việc mua - bán xe hơi và kinh doanh nói chung.